Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình sắm lễ dâng hương, cầu mong vạn sự may mắn, bình an và lòng hướng đến một tiết mới trong sáng, quang đãng. Tết Đoan Ngọ nên cúng gì và cúng vào giờ nào là đẹp nhất, cùng ViMoney đi tìm câu trả lời nhé!
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.
Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là “tết giết sâu bọ”. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi.
Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.
Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Theo lịch vạn niên, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 3/6/2022. Đây là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần, mệnh Thổ, tiết khí Tiểu mãn, trực phá.
Ngày 5 tháng 5 Âm lịch 2022 là ngày hắc đạo, xung khắc với các tuổi Kỷ Tị, Quí Tị, Quí Mùi, Quí Sửu.
Các giờ hoàng đạo trong ngày này bao gồm giờ Sửu (1-3h), giờ Thìn (7-9h), giờ Ngọ (11-13h), giờ Mùi (13-15h), giờ Tuất (19-21h), giờ Hợi (21-23h).
Tết Đoan Ngọ cần làm gì?
Cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, người Việt lại đón Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ giữa trưa. Theo quan niệm của người xưa, đây là thời điểm khí dương thịnh nhất trong ngày cũng như trong năm vì ngày trong tháng năm là ngày dài nhất, “tháng năm chưa nằm đã sáng”.
Xưa kia, vào ngày mùng 5 tháng 5, người dân sống bằng nghề nông thường tổ chức lễ cúng trời đất khi bước vào một tiết mới. Ngoài ra mùa hè tiết trời oi bức, dịch bệnh phát sinh, người xưa cho là trời phạt nên thành tâm chuẩn bị lễ cúng để cầu xin sức khoẻ và một mùa vụ bội thu.
Ngày nay, vào ngày Tết Đoan Ngọ các gia đình dậy sớm, tất bật mua sắm, chuẩn bị lễ cúng (cúng chay hoặc cúng mặn). Sau khi tạ lễ, thụ lộc, mọi người quây quần bên nhau trò chuyện vui vẻ và cùng hướng đến một mùa hè tốt đẹp.
Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “ngày giết sâu bọ” vì người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết. Tục giết sâu bọ ở đây phải được hiểu không phải giết sâu bọ phá hoại mùa màng mà là giết sâu bọ trong con người của ta.
Theo quan niệm của người xưa thì trong mỗi con người của chúng ta, trong lục phủ ngũ tạng đều có sâu bọ (có thể là vi trùng), nhất là trong bộ phận tiêu hoá. Nếu hàng năm không trừ đi, sâu bọ sẽ đem lại bao nhiêu tai hại cho con người.
Nhưng sâu bọ trong con người khó biết và không phải khi nào cũng giết được. Theo suy nghĩ của người xưa, sâu bọ thường ẩn trong bụng, chỉ đến ngày mồng năm tháng năm mới bò lên trên ruột nên phải tìm cách giết đi.
Vì thế vào ngày này, mọi người thường dậy sớm ăn rượu nếp và các loại hoa quả theo mùa như mận, vải, đào để diệt sâu bọ.
Người xưa cũng cho rằng ngày này là ngày khí dương lên đến cực thịnh, điểm cao nhất là vào giữa trưa, tức giờ ngọ. Đây là giờ nóng nhất trong ngày và trong năm. Lúc đó mặt trời sẽ rọi những tia nắng nóng làm cho lá cây biến đổi mang những dược tính đặc biệt, được kết tinh và cô đọng lại mà những ngày khác không thể có.
Những lá cây này ngày thường có thể dùng để trị bệnh thông thường như đau đầu, đau nhức xương khớp, cảm mạo, xây xẩm mặt mày… Những lá cây này được hái đem về nhà phơi khô, sắc uống khi có bệnh.
Cũng bởi vì quan niệm như vậy mà người dân còn có tục lệ hái thuốc vào ngày Tết Đoan Ngọ hoặc cho trẻ tắm bằng nước nấu từ lá ngò – loại lá giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Ngày nay, tập tục ngày Tết Đoan Ngọ ít nhiều thay đổi, chẳng mấy ai còn nghĩ đến tục lệ hái thuốc nữa mà ngày này trở thành một ngày để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Dẫu vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của ngày Tết Đoan Ngọ vẫn được giữ nguyên, đó là ngày để người dân thể hiện sự cảm tạ với trời đất, với thiên nhiên.
Tết Đoan Ngọ nên cúng gì?
Tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày “Tết giết sâu bọ”, hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi cũng đều được. Tuy nhiên dù cúng như thế nào cũng cần phải có 3 thứ: rượu nếp, bánh tro và hoa quả.
Người miền Bắc thường thắp hương vào buổi sáng, sau đó ăn rượu nếp và các loại quả như vải thiều, mận để giết sâu bọ. Sau đó trưa sẽ ăn các món ngon từ thịt vịt. Ngoài ra mâm cúng còn có các loại chè, bánh trôi, bánh chay, xôi oản, chè kho.
Trong khi đó mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung và miền Nam có thêm bánh tráng, chè kê và nhất định không thể thiếu bánh tro (bánh ú).
Nếu chuẩn bị mâm cỗ cúng, ngoài những món truyền thống như xôi gấc, nem rán, gà luộc,…có thể làm thêm những món tùy sở thích như sườn sốt chua ngọt, thịt kho tàu, cá rán, cá kho. Nói chung thực đơn các món rất đa dạng, tùy văn hóa mỗi gia đình, mỗi địa phương, chứ không quy định quá nghiêm ngặt.
Vì điều quan trọng nhất trong ngày Tết giết sâu bọ là để con cháu được tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và trân trọng những điều đẹp đẽ của tạo hóa. Vậy nên dù mâm cúng sơ sài hay đủ đầy, dù cúng chay hay cúng mặn, cũng đều cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành kính và nghiêm túc.
Tết Đoan Ngọ cúng vào giờ nào đẹp nhất?
Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Ất Hợi. Các gia đình nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ) là đẹp và chuẩn nhất. Ngoài ra nếu các gia đình hiện đại không sắp xếp được thời gian, có thể dâng lễ cúng vào 7 giờ – 9 giờ sáng cũng được.
Hai khung giờ này đều là khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến những nghi lễ cúng bái tâm linh.
Văn khấn Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm