OPEC+ nâng mục tiêu tăng 400.000 thùng dầu/ngày vào tháng 2

OPEC+ nâng mục tiêu tăng 400.000 thùng dầu/ngày vào tháng 2

OPEC+ vẫn giữ kế hoạch tăng sản xuất trong tháng 2 và nâng mục tiêu tăng 400.000 thùng dầu/ngày vào tháng 2.

Mục tiêu tháng 2 của OPEC+

Hôm 4/1, OPEC và OPEC+ thống nhất nâng mục tiêu sản xuất tháng 2 thêm 400.000 thùng/ngày theo đúng kế hoạch năm ngoái đề ra. Theo nguồn tin của Reuters, OPEC+ cho rằng, biến chủng Omicron ảnh hưởng nhẹ và ngắn lên nhu cầu, đồng thời lạc quan về triển vọng kinh tế đối với các nước mới nổi và phát triển.

Ngay từ tháng 8/2021, OPEC+ đã nâng sản lượng mục tiêu hàng tháng. Theo đó, mỗi ngày tăng thêm 400.000 thùng. Nhóm này cũng liên tục được Mỹ thúc giục gia tăng sản xuất để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế toàn cầu cũng như góp sức vào việc hạ nhiệt giá dầu thô đang quanh mốc 80 USD/thùng. Dù vậy, theo quan điểm của OPEC, thị trường không cần thêm dầu.

Cuối tháng 11/2021, để tăng nguồn cung cho thị trường, Mỹ quyết định xả kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Ngày 23/11, Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu khác công bố việc phối hợp giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược nhằm kiềm chế việc giá năng lượng tăng.

Do nhu cầu và giá cả của dầu đang dần phục hồi so với đợt lao dốc vì dịch bệnh, OPEC+ đang đảo ngược chính sách vốn được áp dụng từ năm 2020, đó là giảm sản xuất 10 triệu thùng/ngày. Được biết, năm ngoái, giá dầu Brent đã tăng 50%. Năm nay, nó vẫn đang đi lên. Mỗi thùng dầu hiện có giá 79 USD. Dầu WTI ở mức quanh 76 USD.

Nhà phân tích tại Rystad Energy tên là Bjornar Tonhaugen cho hay, OPEC+ dường như ngày càng lạc quan quan. Một phần lý do bởi, theo dữ liệu giao thông toàn cầu, Omicron gần như chưa ảnh hưởng gì lớn đốiv ới nhu cầu dầu.

Tuy nhiên, dù OPEC+ đã tăng mục tiêu sản lượng mỗi tháng nhưng hoạt động sản xuất thực tế vẫn thấp. Nguyên nhân xuất phát từ việc một số nước thành viên gặp phải vấn đề liên quan đến logistics. Tháng 10/2021, so với mục tiêu, họ thiếu 730.000 thùng một ngày. Trong khi đó vào tháng 11, số lượng thiếu so với mục tiêu cũng là 650.000 thùng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC+ sẽ có cuộc họp tiếp theo diễn ra vào ngày 2/2 tới đây.

Nhu cầu dầu đang suy yếu?

Trước đó, vào ngày 2/12, OPEC + thông báo, thay vì tạm ngừng sản xuất, tổ chức này sẽ tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 1. Tuy nhiên, nếu thị trường thay đổi, OPEC + có thể điều chỉnh mức tăng nguồn cung theo kế hoạch.

Hoàng tử Abdulaziz bin Salman – Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út tuyên bố, OPEC + sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc họp để hỗ trợ tâm lý thị trường và có thể đảo ngược tăng trưởng sản xuất trong thời gian ngắn khi cần thiết.

Trung Quốc vốn là nước tiêu thụ dầu lớn nhất châu Á nhưn nhu cầu dầu của nước này đang suy yếu. Còn tại Mỹ, Omicron lan rộng khiến hàng nghìn chuyến bay đã bị hủy bỏ, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu vì thế cũng giảm.

Theo tính toán của OPEC, nguồn cung dầu sẽ tiếp tục mở rộng trong vài tháng tới, thị trường dầu trên toàn thế giới cũng đang dần dư thừa. Mỹ và các quốc gia tiêu thụ dầu với số lượng lớn trên thế giới đang triển khai dự trữ dầu chiến lược.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version