Tỷ lệ thanh toán toàn cầu bằng đồng nhân dân tệ tăng lên mức cao kỷ lục

Tờ tiền trị giá 100 NDT của Trung Quốc.

Tờ tiền trị giá 100 NDT của Trung Quốc.

Các nhà phân tích kỳ vọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ được chia tỷ trọng lớn hơn trong đợt đánh giá lại giỏ SDR vào tháng 7 của IMF.

Sự phổ biến toàn cầu của đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng lên khi khối lượng giao dịch quốc tế tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.

Vào ngày 17/2, theo Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), thị phần toàn cầu của các khoản thanh toán bằng đồng nhân dân tệ đã tăng lên mức kỷ lục 3,2%, phá vỡ mức cao kỷ lục được thiết lập vào năm 2015.

Thị phần của đồng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế chạm đỉnh cao mới vào tháng 1/2022. Nguồn: SWIFT

Trong ba tháng qua, khi các quỹ quốc tế tăng nắm giữ trái phiếu chính phủ Trung Quốc, nhà sản xuất khí đốt Gazprom Neft quyết định chấp nhận sử dụng đơn vị thanh toán nhân dân tệ thay vì đô la cho máy bay Nga tại các sân bay Trung Quốc, đồng nhân dân tệ đang đi sâu và quyết liệt hơn vào các giao dịch thanh toán quốc tế.

Theo Alvin T. Tan, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối châu Á của RBC ở Hồng Kông, đồng nhân dân tệ sẽ là một trong những người hưởng lợi lớn nhất khi thương mại giữa các nước châu Á và Trung Quốc phát triển, và đồng nhân dân tệ chiếm vị thế ngày càng lớn mạnh trong các hoạt động thương mại.

Giám đốc về chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại ngân hàng Standard Chartered Becky Liu cho biết thị trường trái phiếu Trung Quốc có thể chứng kiến ​​dòng tiền từ 700 tỷ đến 800 tỷ NDT (khoảng 110 tỷ đến 126 tỷ USD) vào năm 2022, tăng từ 755 tỷ NDT vào năm ngoái. Bà hy vọng đồng nhân dân tệ sẽ được chia tỷ trọng lớn hơn trong đợt đánh giá lại giỏ SDR vào tháng 7 của IMF.

SDR là một dạng tiền tệ dự trữ quốc tế được IMF thiết lập vào năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên và được phân bổ cho các nước thành viên theo tỉ lệ góp vốn của các nước vào thể chế tài chính đa phương này.

Trong một báo cáo ngày 17/2, bà Becky cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh Tế Toàn diện Khu vực RCEP làm sâu sắc thêm quan hệ ngoại thương khu vực của Trung Quốc, cũng sẽ thúc đẩy các nước thành viên tăng nắm giữ tài sản bằng đồng nhân dân tệ để thúc đẩy hơn nữa hội nhập với nền kinh tế Trung Quốc.

Trong hai tháng qua, đồng nhân dân tệ đã duy trì vị trí thứ tư trong thị phần thanh toán toàn cầu; vào tháng 10/2010, SWIFT, công ty xử lý thông tin thanh toán xuyên biên giới cho hơn 11.000 tổ chức tài chính ở 200 quốc gia, đã bắt đầu theo dõi dữ liệu thanh toán của đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ lúc đó chỉ xếp hạng 35 trong số các phương tiện trao đổi thanh toán phổ biến nhất.

Ngoài ra, mặc dù thị phần của đồng đô la giảm từ 40,5% vào tháng 12 năm ngoái xuống còn khoảng 39,9% vào tháng 1 năm nay, nó vẫn duy trì vị trí đầu tiên kể từ tháng 6 năm ngoái; thị phần của đồng euro cũng giảm, nhưng vẫn giữ vị trí thứ hai, bảng Anh và yên Nhật lần lượt xếp thứ 3 và 5.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley từng dự báo vào tháng 9/2020 rằng, đồng Nhân dân tệ sẽ chiếm 5-10% dự trữ ngoại hối toàn cầu vào năm 2030. Điều đó đồng nghĩa với việc trong tương lai tỷ lệ dự trữ của đồng Nhân dân tệ có thể đứng sau USD và đồng Euro.

Exit mobile version