Tương lai “thập kỷ mất mát” đối với các nền kinh tế mới nổi 

Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia giàu có sụt giảm đã khiến nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng, dĩ nhiên trong đó có các nền kinh tế mới nổi.

Lãi suất tăng, lạm phát và vô vàn những điều khác trở thành một mớ hỗn độn trong vòng khủng hoảng.

Tình hình khẩn cấp

Từng mang hy vọng hòa mình vào danh sách những quốc gia tiềm năng, thế nhưng những nước có nền kinh tế mới phát triển dường như đang phải đối mặt với một thực trạng chưa có hồi kết: Chiến tranh thương mại – đại dịch – xung đột – chuỗi cung ứng – lạm phát.

Trong 3 năm qua, hơn 1 nửa dân số trên thế giới đang sinh sống tại các nước có nền kinh tế mới nổi đang phải chịu ảnh hưởng lớn nhất kể từ năm 1980, có mức thu nhập thấp hơn so với Mỹ.

IMF dự báo GNP ở các sản lượng kinh tế ở các thị trường này sẽ tăng 3,8% trong năm nay và 4,4% vào năm 2023. Những con số này thấp hơn mức trung bình hàng năm là 5% trong thập kỷ trước.

Một “thập kỷ mất mát” – giai đoạn tăng trưởng chậm bởi các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra cùng sự bất ổn xã hội, các nước có nền kinh tế chậm phát triển hơn sẽ đối mặt với khủng hoảng sắp tới.

Trước đây, các nước kinh tế có nền kinh tế mới nổi đã phải trải qua các giai đoạn khó khăn.

Giai đoạn 1960 và 1970, họ đã tận hưởng một giai đoạn khá lạc quan khiến kỳ vọng về sự phát triển sẽ thay đổi bộ mặt của quốc gia nghèo đói. Tuy nhiên, sau giai đoạn đó là một thời kỳ mà giáo sư William Easterly đến từ Đại học New York mô tả là “những thập kỷ mất mát”.

Trong 10 năm bắt đầu từ 1990, tăng trưởng GDP trung bình/người giảm xuống dưới 0. Cuối 1990, ván bài lật ngửa khi một cú nổ lớn diễn ra làm dấy lên kỳ vọng mới về kinh tế các nước đang phát triển.

Thời gian gần đây, vòng xoay khủng hoảng quay lại khiến thị trường kinh tế mới đối mặt với thách thức tài chính và mô hình thương mại “thay da đổi thịt”, trở ngại trong những năm 1980 và 1990 một lần nữa khiến họ e ngại.

Đầu những năm 1980, FED tăng lãi suất cơ bản lên 20% để hạ nhiệt lạm phát – con số kỷ lục chưa từng bị hạ gục. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ khiến đồng USD Mỹ tăng giá, sức nóng lan tỏa và nền kinh tế không chịu được nhiệt kéo theo làn sóng nợ và khủng hoảng cho vay tại các ngân hàng.  

Chuỗi cung ứng gián đoạn khiến các nền kinh tế mới triển vọng gặp khốn đốn.

Kịch bản đó giống với hiện trạng như bây giờ. Tỷ lệ nợ công và thương mại tại các thị trường kinh tế mới đang gia tăng tỷ lệ thuận với GDP trong những năm 2010, tăng đột biến trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19.

Các nước có thu nhập trung bình ghi nhận tỷ lệ nợ công ở mức cao kỷ lục, tình trạng nợ nần ở các nước nghèo hơn đã tăng mạnh kể từ năm 1990.

Trong số 70 quốc gia có mức thu nhập thấp trên thế giới, hơn 10% (gồm Chad và Somalia) đang phải đối mặt với gánh nặng nợ nần.

Gần 50% các quốc gia khác (gồm Ethiopia và Lào) đứng trước báo động nguy cơ.

Theo WB, 10 năm trước, chỉ khoảng 1/3 trong số các quốc gia nghèo có nguy cơ cao đối mặt với cảnh không có khả năng trả nợ.

Áp lực nền kinh tế mới trong cơn khủng hoảng kép

Câu chuyện quân sự giữa Nga và Ukraine đã khiến giá lương thực và năng lượng đều tăng 50% giá trị so với 1 năm trước.

Đối với các nước nhập khẩu, điều này trực tiếp khiến tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng, chương trình trợ cấp lương thực tăng phí, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt. Giá cả hàng hóa leo thang gia tăng áp lực lên các ngân hàng trung ương, buộc các “ông trùm tài chính” phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Các nhà chính sách kỳ vọng, trong tháng 5 tới đây, FED sẽ hành động quyết liệt hơn với việc nâng lãi suất lên 300 điểm cơ bản vào cuối năm 2022 để chiến đấu với lạm phát. Chắc chắn hành động tới đây của FED sẽ trở thành sự kiện ấn tượng nhất kể từ năm 1980.

Nền kinh tế mới triển vọng chịu tổn thương trước sức ép của thị trường.

Dòng vốn mới đổ vào Mỹ để tận dụng việc hưởng tỷ giá cao, đồng USD mạnh lên với mức tăng hơn 10% trong năm qua. Lợi suất từ khoản nợ bằng đồng nội tệ của các nền kinh tế mới nổi trung bình đã tăng hơn 1/3 kể từ hè năm ngoái.

Theo IMF, Ukraine, Ai Cập và Ghana có thể sẽ nối gót Sri Lanka – quốc gia tuyên bố vỡ nợ vào ngày 12/4.

Gánh nặng nợ nần đe dọa đến việc kéo tụt đà tăng trưởng. Chính phủ các quốc gia vỡ nợ sẽ khó khăn trong việc cắt giảm thuế hơn và hạn chế nguồn lực đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng.

Các ngân hàng địa phương đã cho chính phủ vay sẽ khó cấp vốn cho những cá nhân, tổ chức thương mại khi trái phiếu họ có bị mất giá.   

Song, để tránh khỏi “bát cơm có độc”, nhiều quốc gia có nền kinh tế trung bình tìm cách phòng vệ chính đáng bằng việc gia tăng dự trữ ngoại hối để giảm thiểu rủi ro.

Thương mại toàn cầu

Từ năm 1960 đến năm 1980, tỷ trọng thương mại hàng hóa trên GDP tại các nước có nền kinh tế mới nổi tăng từ từ 9% lên 18% và bị đình trệ trong “những thập kỷ mất mát”.

Thương mại phát triển, chuỗi cung ứng mở rộng tại thị trường Đông Á và Đông Nam Á. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng gặp trở ngại khi đối mặt với việc các quốc gia dần có xu hướng tự cung tự cấp.

Điều này khiến các quốc gia kém hơn không có cơ hội “vay” công nghệ và học hỏi để phát triển làm ăn với các nước giàu có hơn.

Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia giàu có sụt giảm đã khiến nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng, dĩ nhiên trong đó có các nền kinh tế mới nổi.

Tại Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng GDP 5% chắc chắn không thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng trì trệ. Song việc thắt chặt chính sách zero-covid, khủng hoảng bất động sản sẽ có thể gây ra những thiệt hại lớn.

Xét tổng thể, IMF dự báo GDP toàn bộ các nền kinh tế mới nổi vào cuối năm 2024 sẽ vẫn thấp hơn khoảng 6% so với trước đại dịch. Trong khi, GDP của hầu hết nước giàu dự kiến sẽ chỉ thấp hơn dưới 1%.

Tất cả những thay đổi táo bạo nhằm giảm áp lực nợ và mở rộng hành lang thương mại chỉ là một trong những điều thế giới phải trải qua.

Zoe (Nguồn The Economist)

Exit mobile version