Theo bước Coinone – Các sàn giao dịch điện tử Hàn Quốc tiến hành xác minh ví cá nhân

Theo bước Coinone - Các sàn giao dịch điện tử Hàn Quốc tiến hành xác minh ví cá nhân

Nhằm tuân thủ các nguyên tắc về “travel rule” của FATF – thu thập dữ liệu cá nhân về những người tham gia giao dịch, các sàn giao dịch điện tử Hàn Quốc sẽ yêu cầu người dùng xác minh địa chỉ ví điện tử.

Theo bước Coinone – tuân thủ các nguyên tắc về “travel rule”

Mới đây, theo thông tin từ các nhà phân tích, các sàn giao dịch tiền điện tử lớn Hàn Quốc bao gồm các cái tên: Upbit, Bithumb và Korbit sẽ đi theo bước chân của Coinone, nghiêm cấm việc giao dịch đối với các ví không xác minh.

Cụ thể, vào ngày hôm qua, Coinone đưa ra thông báo: “Kể từ ngày 24 tháng 1 năm 2022, nhằm mục đích giảm tải nguy cơ rửa tiền trên sàn điện tử, Coinone sẽ từ chối việc giao dịch, chuyển khoản đối với các ví không xác minh.”

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng tuân thủ các “travel rule” của FATF. Với việc đặt ra thời hạn chót cho các sàn giao dịch tiền điện tử để theo dõi chính xác số tiền giao dịch trên và ngoài nền tảng, tất cả sàn giao dịch Hàn Quốc (Upbit, Bithump, Korbit và 20 sàn khác) sẽ có thời hạn cuối là trước 25 tháng 3 để thực hiện các biện pháp giống hoặc tương tự như Coinone.

Trong buổi phỏng vấn với Cointelegraph, nhà phân tích ngành công nghiệp nền tảng blockchain, Jun Hyuk Ahn chia sẻ: “Nhằm mục đích đảm bảo các quy định để hoạt động sau tháng 3, các sàn giao dịch Hàn Quốc đang thiết kế các biện pháp riêng đáp ứng quy tắc “travel rule” của FATF.”

“Mặc dù có vẻ Coinone là sàn giao dịch đầu tiên thực hiện điều đó, thực chất, theo thời hạn thông báo của chính phủ, vào cuối tháng 3, tất cả các sàn điện tử trên đất nước này sẽ đều phải áp dụng một số hệ thống “travel rule” nhất định.

Rõ ràng, quy định lần này không chỉ làm giảm thiểu nguy cơ rửa tiền, nó cũng giúp cho quốc gia phương đông tuân thủ được quy tắc “travel rule” của FATF – Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính Quốc tế.

Ngoài ra, quy tắc “travel rule” cũng quy định, đối với các chính phủ quốc gia, nếu đối tác truyền thông không nhận được thông tin nhận dạng thực từ các sàn giao dịch nội địa, quốc gia đó sẽ phải chấp nhận bị tăng cường giám sát AML/CFT.

Những quy định tuân thủ này chỉ là một trong những hạn chế của các sàn giao dịch điện tử hiện nay. Đầu tiên là việc yêu cầu tên thật đối với tài khoản ngân hàng. Quay trở lại vào năm 2018,  đã từng có một thời kì, khi mà nhiều tài khoản giao dịch tiền điện tử có thể kết nối với một tài khoản ngân hàng được sử dụng bởi nhiều cá nhân.

Bắt đầu từ tháng 9 năm nay, các sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ chỉ được phép hoạt động hoặc giữ cặp KRW nếu có đầy đủ xác minh ISMS (Hệ thống quản lý an toàn thông tin) và một đối tác ngân hàng nội địa (nơi cung cấp các tài khoản tên thật).

Ở thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đang gặp nhiều rắc rối với các vấn đề tuân thủ FATF liên quan đến NFT. Cơ quan quản lý quốc gia này đã thay đổi quyết định một cách nhanh chóng sau khi có thông báo từ Ủy ban Dịch vụ Tài chính vào 24 tháng 11 nói rằng: “Chúng tôi đang chuẩn bị các quy định về thuế cho NFT theo Luật Báo cáo Đặc Biệt”.

Hàn Quốc đang là quốc gia duy nhất không tuân thủ đầy đủ các quy tắc FATF. Ngoại trừ Coinone, hiện nay không còn sàn giao dịch nào khác yêu cầu người dùng xác minh ví cá nhân.

Theo: cointelegraph

Exit mobile version