Thị trường chứng khoán cảnh giác với tin tức từ FED

Chứng khoán châu Á giảm 0,3%, trong khi đó thị trường Mỹ tụt điểm tuy nhiên ở mức không đáng lo ngại.

Trái phiếu kho bạc ngắn hạn có nhiều động thái lạ, khiến thị trường chứng khoán đảo chiều giảm sâu.

Thị trường chứng khoán có quá nhạy cảm?

Đồng USD Mỹ chiếm thế thượng phong khi lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn tăng lên mức cao nhất trong 3 năm qua, FED phát đi tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất để cắt giảm lạm phát, thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực.

Cụ thể, chứng khoán châu Á giảm 0,3%, trong khi đó thị trường Mỹ tụt điểm tuy nhiên ở mức không đáng lo ngại. Cổ phiếu thị trường Australia (.AXJO) giảm 0,65%, trong khi Nikkei (.N225) giảm 1,5%.

Thị trường chứng khoán nhạy cảm với tin tức tăng lãi suất của FED.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong (.HSI) đã tăng 0,6% ngay trong đầu phiên giao dịch, chỉ số CSI300 của Trung Quốc (.CSI300) tăng 0,4%.

CSI300: Chỉ số chứng khoán tính theo giá trị vốn hóa thị trường của 300 cổ phiếu loại A (những cổ phiếu được giao dịch bằng đồng NDT) và B (tính bằng ngoại tệ).

Thị trường Mỹ chứng khiến phố Wall “khó thở” khi các cổ phiếu công nghệ mất điểm, Dow Jones (.DJI) giảm 1,19%, 11 ngành thuộc S&P500 giả,. .SPX mất 1,69% và Nasdaq Composite (.IXIC) giảm 2,18%.  

CEO Elizabeth Tian cho biết: “Chúng tôi tin rằng những tín hiệu “diều hâu” của FED về việc tăng lãi suất sẽ không dừng lại ở chính sách thắt chặt tiền tệ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chung và các nhà đầu tư”

Các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số CPI trong tháng 3 (công bố ngày 12/4/2022) sẽ tăng lên 8,4% so với năm 2021. Dự báo đây sẽ là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2008.

“Thị trường chứng khoán dần ổn định và tương đối dễ thở nhưng chúng tôi hy vọng hơn nữa vào cuộc họp tháng 5 của FED sẽ có nhiều hơn những tín hiệu tích cực”.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vượt mốc 2,79% trong phiên đầu tuần, mức cao nhất kể từ năm 2019 phản ứng trước FED, các nhà đầu tư lo lắng về một năm thắt chặt mọi chính sách về tiền tệ.

Đồng Yen Nhật chịu áp lực lớn khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cam kết thực hiện chính sách tiền tệ “thả lỏng”.

Đồng Yen Nhật không còn là nơi trú ấn an toàn?

Thị trường thế giới bị ảnh hưởng trầm trọng trong vài tháng qua do tình hình căng thẳng ở Ukraine đã đạt đỉnh điểm, FED thắt chặt túi tiền, Trung Quốc “bế quan tỏa cảng” để ngăn chặn Covid-19 có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng.

Vị quan chức Fed nhấn mạnh rằng phong toả chống Covid ở Trung Quốc sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng – một nguyên nhân đẩy lạm phát lên cao ở Mỹ.

Giá dầu thô không còn giữ được mốc 100 USD/thùng vì làn sóng Covid mạnh chưa từng thấy ở Trung Quốc. Dầu thô Mỹ tăng 0,85% lên 95,09 USD/thùng. Dầu thô Brent tăng lên 99,18 USD/thùng.

Diễn biến giá dầu trên thế giới trong thời gian gần đây.

Cổ phiếu dầu khí vì vậy cũng có một phiên giảm mạnh: Occidental Petroleum giảm gần 6,3%; Diamondback Energy mất 4,8%; và ConocoPhillips sụt 4,9%.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version