Thị trường chứng khoán châu Á “đỏ lửa” với bước đi bất ngờ của trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc

Ngay khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ từ chối cắt giảm lãi suất chính sách quan trọng và bơm thanh khoản để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch, thị trường chứng khoán châu Á ngay lập tức giảm sâu.

Những ngày gần đây, thị trường đang dự báo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ có lần cắt giảm lãi suất của cơ chế cho vay trung hạn (MLF) cũng như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) để hỗ trợ nền kinh tế đang chịu sức ép lớn do chiến lược zero-Covid 19.

PBOC giữ nguyên lãi suất, thị trường chứng khoán châu Á giảm

Ngày 15/4, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt và tập trung vào cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó, ngân hàng có thể cung cấp cho các bên cho vay nguồn vốn rẻ để thúc đẩy các khoản vay và phát triển nền kinh tế. PBOC cho biết họ sẽ giữ nguyên lãi suất cho khoản vay trung hạn một năm ở mức 2,85%.

PBOC còn từ chối bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính, thay vào đó, họ lựa chọn cho vay hơn 150 tỷ nhân dân tệ (32 tỷ USD) các khoản cho vay trung hạn. Các chuyên gia kinh tế trước đó dự đoán Trung Quốc sẽ giải phóng hơn 100 tỷ nhân dân tệ.

Ngay sau bước đi bất ngờ trên, cổ phiếu tại Trung Quốc lục địa sụt giảm mạnh kéo theo cả sự sụt giảm của thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc tăng 2 điểm cơ bản lên 2.77%.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (14/4), hoàn tất một tuần đi xuống do ảnh hưởng từ câu chuyện lạm phát tăng mạnh và động thái mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 2,8%, cao nhất 3 năm.

Ngày 14/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản, đồng thời xác nhận đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình thu mua trái phiếu để đối phó với lạm phát.

Trong vài tuần qua, Trung Quốc đã phải đối mặt với đợt bùng phát Covid nghiêm trọng nhất kể từ cú sốc ban đầu của đại dịch vào đầu năm 2000. Bước đi nới lỏng chính sách tiền tệ của PBOC trái ngược với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

Exit mobile version