Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc khi trước những lo ngại về sự tăng trưởng toàn cầu.
Thị trường chứng khoán châu Á rớt đài
Lạm phát toàn cầu đã khiến phố Wall nhạy cảm giảm điểm minh chứng rằng hôm nay là ngày tồi tệ với S&P 500 và Dow Jones Industrial Average kể từ tháng 6/2020.
Thị trường châu Á lo sợ, các nhà đầu tư thấp thỏm đón nhận những thông tin bên lề lạm phát toàn cầu, xung đột leo thang ở Ukraine cùng với việc Trung Quốc liệu có kế hoạch gì mới sau khi phong tỏa vì Covid-19 hay không.
Đà sụt giảm kéo chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 2%, Nikkei (.N225) giảm 2,4%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1%, (.CSI300) Trung Quốc giảm 1%, (.HSI) giảm mạnh 2,6%.
Báo cáo doanh thu từ các doanh nghiệp bán lẻ không được như kỳ vọng, trái lại làm suy yếu tâm lý của các nhà đầu tư.
Target Corp (TGT.N) báo cáo lợi nhuận giảm 50%, biên lợi nhuận lớn do chi phí vận chuyển hàng hóa và xăng dầu tăng mạnh. Cổ phiếu của Target giảm 24,88%, tương đương hơn 25 tỷ USD. Trong khi đó, Walmart Inc (WMT.N) cũng đã phát đi cảnh báo.
Walmart cho biết lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng bởi đội giá chi phí, doanh thu của nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ đã giảm 6,8%, khiến khoản lỗ ròng trên bảng cân đối kế toán bị phình to.
Báo cáo doanh thu không mấy vui vẻ của các tập đoàn bán lẻ làm dấy lên lo ngại khủng hoảng lạm phát leo thang sẽ khiến các doanh nghiệp chịu sức ép lớn buộc phải cắt giảm lợi nhuận.
Lĩnh vực bán lẻ buộc phải thay đổi chiến thuật trong môi trường lạm phát đang thay đổi khi các chi phí đều tăng, tình trạng thiếu vật liệu, container vận chuyển cùng nhân lực lao động ở trạng thái “báo động đỏ”.
Hebe Chen – chuyên gia nhận định thị trường đến từ IG, cho biết: “Thị trường phục hồi ngày 17/5 là một điều kỳ tích bởi các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo và khó khăn hơn trong các quyết định. Chúng ta chưa bao giờ dừng quan tâm về chủ đề lạm phát. Song mọi thứ chưa đến mức không thể kiểm soát, chỉ là nó đang trôi theo hướng chúng ta chưa nắm bắt được. Có lẽ đó chính là điểm đáng sợ với thị trường trong giai đoạn này”.
Diễn biến liên quan
Đồng bạc xanh – nơi trú ẩn an toàn tăng giá nhưng sau đó có phiên giảm nhẹ 0,5% trong rổ tiền tệ thế giới. Đồng yên Nhật giảm 0,2% so với đồng USD. Trong đêm 18/5 (GMT+7), đồng USD Mỹ tăng mạnh giữ vững vị trí là hầm trú ẩn an toàn của tài chính.
Tại Anh, lạm phát 9% đe dọa thị trường tài chính London. Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1982 đến nay, trong khi đó, chỉ số này tại Canada là 6,8%. Nguyên nhân do giá thực phẩm và nhiêu liệu tăng vọt.
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome H.Powell sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất cho đến khi giá cả bắt đầu giảm trở lại ở mức chấp nhận được.
Tuy nhiên, giới quan sát lại đi ngược lại quan điểm của ông Powell, ngại việc chính sách tiền tệ ngày một thắt chặt sẽ gây ra một đợt suy thoái mạnh hơn và khiến cổ phiếu Phố Wall bị bán tháo.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn ở mức 2,8931%. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn (kỳ hạn 2 năm) chạm mốc 2,6715%.
Giá dầu giảm tốc, dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 6 được giao dịch ở mức 109,2 USD/thùng, giảm 0,33 USD, tương đương 0,30%. Dầu thô Brent tăng 0,26% lên 109,4 USD/thùng.
Giá vàng kỳ hạn tháng 6 đã mất đi 10,6 USD và giao dịch ở mức 1.813 USD. Vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.814,8899 USD/ounce, giảm 8,8 USD/ounce.
Zoe (Nguồn Reuters)