Thị trường chứng khoán châu Á biến động vì tâm lý nhà đầu tư
Sau khi chứng kiến đợt tăng giá gần đây, thị trường chứng khoán châu Á có vẻ như đã biến động khi các nhà đầu tư trở nên khó khăn với cơn đau lạm phát đè nặng lên tâm lý.
Đến chiều, thị trường chứng khoán tăng thận trọng bởi nhà đầu tư cảnh giác với những tình huống mất giá trong một loạt dữ liệu kinh tế Trung Quốc được công bố sau đó.
Chứng khoán Nikkei của Nhật Bản (.N225) tăng 0,7% khi dữ liệu cho thấy hoạt động kinh tế giảm nhiều hơn dự kiến trong quý III. Chứng khoán Phố Wall đã giảm nhẹ vào tuần trước để phá vỡ một chuỗi tăng điểm, mặc dù các chỉ số chính chỉ cách mức cao nhất mọi thời đại.
Trong sáng 15/11, Beijing Stock Exchange bắt đầu giao dịch với gần 3/4 trong số 81 mã cổ phiếu tăng giá. Đây là sàn chứng khoán được ông Tập Cận Bình công bố thành lập mới chỉ 2 tháng trước được phát triển nhằm trở thành điểm đến huy động vốn cho các startup. Sàn chứng khoán kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc nâng cấp kết cấu ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trước mắt, bài toán khó chính là cần đảm bảo được tính thanh khoản.
Quay trở lại với tình hình chung, trong khi sự lạc quan về sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn nguyên giá trị thì việc giá cả thị trường tăng chóng mặt với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua đã khiến các nhà giao dịch lo ngại ngân hàng trung ương sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh và mạnh hơn những gì đã nghĩ trước đây.
Tại Mỹ, tâm lý người tiêu dùng đang ở mức thấp nhất trong 10 năm gây áp lực buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải vào cuộc. Thế nhưng, tại thời điểm hiện tại các quan chức vẫn giữ quan điểm của họ rằng lạm phát gia tăng đột biến sẽ chỉ là vấn đề ngắn hạn và sẽ giảm dần khi câu chuyện chuỗi cung ứng đến hồi kết.
Ray Attrill – Trưởng phòng Chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng National Bank of Australia đã cảnh báo Tổng thống Mỹ Joe Biden: “Nếu niềm tin của người tiêu dùng được coi là đang chịu tác động của lạm phát giá giá lên tới 6% thì nó không chỉ là vết đau của FED mà còn là vấn đề chính trị đối với Nhà Trắng”.
Thị trường Tokyo đã có một màn trình diễn mạnh mẽ sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang bị thu hẹp nhiều hơn dự báo trong quý thứ III làm tăng hy vọng chính phủ sẽ công bố gói kích thích kinh tế lớn để thúc đẩy sự phục hồi.
Nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm 3% trong 3 tháng 7,8,9 sau khi điều chỉnh tăng 1,5% trong quý đầu tiên, dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sơ bộ cho thấy mức giảm này còn tồi tệ hơn nhiều so với dự báo thị trường ở mức giảm 0,8%.
Tại Trung Quốc, tình hình doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã tăng hơn nhiều so với dự kiến trong tháng 10. Với góc độ khác, các nhà kinh tế có vẻ như lo ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc do đất nước này vẫn thực hiện biện pháp “cửa đóng then cài” để ngăn chặn virus Covid-19 bùng phát.
Sức ép lạm phát lớn, kinh tế Trung Quốc đương đầu nhiều thách thức trong cùng một lúc
Trung Quốc đang chứng kiến tốc độ phát triển chậm nhất trong 12 tháng trở lại đây. Sức ép khủng hoảng năng lượng, tắc nghẽn chuỗi cung ứng, gián đoạn vận tải và khối nợ 5.000 tỷ USD trong lĩnh vực bất động sản.
Ở mảng bất động sản, giá nhà mới tháng 10 Trung Quốc rơi vào tình trạng sụt giá trầm trọng tạo thêm áp lực lên các nhà chức trách trong việc bình ổn thị trường. Giá nhà mới ở 70 thành phố đã giảm 0,25% vào tháng trước so với tháng 9, khi chúng giảm lần đầu tiên sau 6 năm.
Thực trạng trên đang khiến ngân hàng trung ương nước này phải đau đầu khi phải cố gắng duy trì sự phục hồi đồng thời cố gắng kiềm chế lạm phát, vốn đang ở mức chưa từng thấy kể từ giữa những năm 1990.
Chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc tăng 13,5% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu công bố PPI vào giữa thập niên 1990.
Ở diễn biến khác, doanh số bán lẻ tháng 10 tại Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức dự báo 3,7% của giới phân tích và tăng trưởng nhanh hơn mức tăng 4,4% trong tháng 9.
Sản lượng công nghiệp trong tháng 10 vừa qua của đất nước tỷ dân vẫn đạt mức tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,4% so với tháng 9 và cao hơn 0,5% so với dự báo của giới phân tích.
Trong khi đó, ở diễn biến khác, các nhà hoạch định sẽ theo dõi Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Joe Biden và Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào 15/11 nhằm trao đổi về cạnh tranh giữa hai nước vì lợi ích chung.
Cuộc đối thoại giữa 2 vị lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về các vấn đề bao gồm Đài Loan, thương mại, nhân quyền và Hong Kong (Trung Quốc).
Zoe Nguyen (Nguồn Times of India/REUTERS)