Thị trường chứng khoán châu Á trải qua thời kỳ tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch

Thị trường chứng khoán châu Á dường như khó lòng bứt phá. Ngay sau cơn địa chấn chính trị sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện đến Đài Loan, thị trường chứng khoán châu Á được dự đoán mùa thu nhập tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Lợi nhuận của thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh

Tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần (Earnings per share) của thành viên chỉ số MSCI Asia Pacific đã giảm 16% trong ba tháng đến tháng 6 so với một năm trước đó, mức giảm mạnh nhất trong tám quý. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 tăng 9% ngay cả khi nền kinh tế Mỹ đối diện với lạm phát cao lịch sử và lãi suất tăng.

Viễn cảnh lợi nhuận sụt giảm cộng với tác động tiêu cực từ chính trị khiến cổ phiếu châu Á rơi vào mức sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2018. Chiến lược Zero-Covid (đưa số ca nhiễm về 0) của Trung Quốc đã tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của đất nước và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nước khác phụ thuộc vào linh kiện phụ tùng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chuyến thăm ngắn ngủi nhưng “bão tố” của Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã khiến ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan được đưa vào tâm điểm, trong lúc kinh tế thế giới đang có nhiều biến động.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu tích cực cũng xuất hiện đối với chứng khoán châu Á. Đồng đô la chững lại đang khuyến khích dòng vốn chảy vào một số thị trường trong quý này. Nhìn chung, các nhà đầu tư toàn cầu đã tăng cường nắm giữ cổ phiếu tại các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc trong 4 tuần liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ tháng 1.

Tai Hui , nhà đầu tư của JPMorgan Asset cho biết ông nhìn thấy tiềm năng hồi phục trở lại ở Đông Nam Á trong lĩnh vực du lịch và bán lẻ, trong khi Eastspring Investments đang cùng các nhà quản lý tài sản khác đang xem xét cổ phiếu xe điện của Trung Quốc. M&G Investments cho biết việc tình hình thu nhập được cải thiện sẽ giúp cổ phiếu ở Ấn Độ và Indonesia tiếp tục tăng trưởng tốt hơn.

Tuy nhiên, không ít giới đầu tư đang thận trọng chờ đợi những dấu hiệu tích cực hơn nữa ở các nền kinh tế lớn nhất sau đó mới đến tình hình thu nhập ở châu Á.

Exit mobile version