Khối ngoại xả mạnh gần 700 tỷ đồng gây áp lực lên toàn thị trường

Khối ngoại bán ròng mạnh gần 700 tỷ đồng, xả hàng trên diện rộng - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán rơi vào điểm “gấu” khi áp lực bán lan rộng trên hầu hết các nhóm ngành khiến VN-Index “gánh còng lưng” không cứu nổi sắc xanh.

Napas là gì? Lợi ích và hướng dẫn sử dụng thẻ

Thị trường chứng khoán gặp áp lực lớn

Sau phiên giảm sâu, VN-Index tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch đầy biến động. Kết phiên sáng VN-Index giảm 11.94 điểm, lực cầu xuất hiện vào cuối phiên giúp chỉ số nhanh chóng thu hẹp đà giảm.  

Chứng khoán đang gỉam rất sâu 2.53%. Chỉ còn WSS (5000, 200, 4.17%), TVS (22,800, 300, 1.33%), APG (6,430, 90, 1.42%) là còn giữ được sắc xanh. Các cổ phiếu còn lại đa phần đỏ rất sâu, VND (14,050, -450, 3.1%), SSI (19,250, 450, 2.28%). Mặc dù không còn là kim chỉ nam của thị trường trong những ngày gần đây nhưng việc giảm giá của các cổ phiếu chứng khoán không bao giờ là một dấu hiệu tốt cho thị trường.

Giao dịch khối ngoại phiên hôm nay không mấy tích cực khi nhóm NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục bán ròng mạnh hơn 676 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị 38 tỷ. 2 ngày gần nhất giá trị bán ròng đạt giá trị cao nhất lần lượt là 364 tỷ và 620 tỷ. Hết sức chú ý đến dòng tiền của khối này.  Tính đến nay, chỉ số VN-Index đã giảm hơn 30% từ mức đỉnh lịch sử được xác lập vào đầu quý 2/2022.

Cổ phiếu ngân hàng cùng một vài mã như HPG, VHM và thêm VIC đợt ATC là chủ công của nhịp hồi cuối cùng. Có hai điểm tích cực ở nhịp này. Thứ nhất là khả năng lan tỏa phục hồi cũng ấn tượng, thể hiện ở độ rộng của cổ phiếu đảo chiều tăng qua tham chiếu thành công và biên độ tăng so với giá thấp nhất phiên. Thứ hai là “năng lượng” tương đối lớn dồn vào nhóm blue-chips. Cụ thể, VN30 giao dịch trong 15 phút cuối đợt khớp lệnh liên tục cùng với đợt ATC đạt 977 tỷ đồng, chiếm gần 25% tổng giao dịch của rổ VN30 cả ngày.

Tại chiều mua cuối phiên ngày 23/2, HCM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 13 tỷ đồng. Bên cạnh đó, STB xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 9 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng cổ phiếu NT2 và HMD với giá trị đều là 7 tỷ đồng.

 
Thanh khoản ba sàn giảm nhẹ khớp lệnh chưa tới 14.000 tỷ đồng trong đó khối ngoại bán la liệt với giá trị ròng 680 tỷ đồng, kỷ lục trong vòng nhiều tháng trở lại.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước cũng mua ròng 43,1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì nhóm này mua ròng 81,7 tỷ đồng.

 

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm: HPG, FUEVFVND, FUEKIV30, DGC, VHC, MSN, PHR, SSI, FUESSVFL, PNJ. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có STB, VHM, TCB, VRE, VPB, VCB, ACB, CTG, PLX, FPT.

 

ViMoney tổng hợp

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

 

Exit mobile version