Thị trường chứng khoán tiếp đà tăng điểm trong tuần 15-19/8, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 525 tỷ đồng

Thị trường chứng khoán tiếp đà tăng điểm trong tuần 15-19/8, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 525 tỷ đồng

Thị trường chứng khoán ghi nhận 1 tuần giao dịch giằng co. Chỉ số VN-Index tăng mạnh vào đầu tuần, tuy nhiên điểm số cũng như thanh khoản có phần sụt giảm vào những phiên cuối tuần cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn tương đối thận trọng. Theo đó, kết phiên cuối tuần, VN-Index giảm 4,48 điểm, đạt mức 1.269,18 điểm. Như vậy trong cả tuần 15-19/8, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng tổng cộng 6,85 điểm (0,54%) so với thời điểm trước đó.

Xét theo mức độ đóng góp, những bluechips như SAB, MSN, VIC, VPB, VNM đã trở thành những đầu tàu nâng đỡ đà phục hồi của thị trường. Ngược lại, một số cổ phiếu như VHM, VCB, GVR hay KBC lại trở thành những mã tác động đè mạnh nhất đến chỉ số chính TTCK Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường tiếp tục có một tuần khởi sắc, dòng tiền lại gần như đi ngang so với tuần trước đó, giá trị giao dịch bình quân đạt khoảng 18.200 tỷ đồng/phiên.

Trong tuần, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ghi nhận mua ròng trên toàn thị trường, giá trị mua ròng đạt 525 tỷ đồng. Cụ thể, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh thì nhà đầu tư ngoại mua ròng trở lại 353 đồng, bên cạnh đó họ tiếp tục mua ròng 172 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận – qua đó nới rộng đà mua ròng trong cả tuần.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, dòng tiền ngoại ghi nhận giá trị giao dịch mua ròng mạnh nhất tại cổ phiếu thép HPG với giá trị xấp xỉ ngưỡng 600 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại tuần này tiếp tục gom mạnh cổ phiếu HDB, PVD, VNM, MSN và NVL với giá trị cả trăm tỷ đồng tại mỗi mã.

Ngược lại, cổ phiếu KBC bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần này với giá trị vượt mức 270 tỷ đồng, tập trung chủ yếu là bán ròng khớp lệnh. Bên cạnh đó, các mã khác như VHM, DGC, BSR, VJC… cũng bị bán ròng trong tuần qua.

Trên sàn HoSE, khối ngoại ghi nhận mua ròng 568 tỷ đồng trong tuần qua, tăng mạnh so với tuần trước. Cụ thể nhà đầu tư ngoại mua ròng 395 đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, đồng thời mua ròng 172 tỷ đồng tại kênh thỏa thuận.

Tại chiều mua, khối ngoại tỏ ra ưa thích cổ phiếu HDB, đây là tâm điểm mua ròng tuần qua với giá trị mua ròng đạt 157 tỷ đồng, toàn bộ đều mua ròng khớp lệnh. Bên cạnh đó, lực mua ròng mạnh của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận tại hai chứng chỉ quỹ là E1VFVN30 với 108 tỷ đồng và FUESSVFL với 83 tỷ đồng. Danh sách TOP cổ phiếu được mua ròng trăm tỷ trong tuần qua tại sàn HoSE còn có SSI (95 tỷ đồng), PVD (83 tỷ đồng).

Trong khi đó, tâm điểm dòng vốn ngoại rút ròng ghi nhận tại VNM, giá trị tuần này ghi nhận bán ròng 214 tỷ đồng, chủ yếu là bán ròng thoả thuận. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng ghi nhận tại hai cổ phiếu là HPG và VJC với giá trị lần lượt là 83 tỷ đồng và 55 tỷ đồng. Các mã khác như , DXG, VCI, DGC… cũng đều bị bán ròng sau 5 phiên giao dịch của tuần vừa qua.

Trên sàn HNX, khối ngoại giao dịch tích cực mua ròng 48 tỷ đồng, gần như đều trên kênh khớp lệnh.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại cổ phiếu PVS với khoảng 70 tỷ đồng. APS và PCG cũng lần lượt được mua ròng khoảng 4 tỷ đồng và hơn 1 tỷ đồng. Các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có HUT, GMX, KVC, ART, TVD, WCS…

Ngược lại, giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất tại VCS với 12 tỷ đồng, toàn bộ đều là bán khớp lệnh. Đồng thời, TNG cũng bị bán ròng khoảng 10 tỷ đồng. Những cái tên trong danh sách bán ròng nhiều nhất sàn HNX trong tuần qua còn có SHS, NVB, BCC, THD, NTP…

Duy nhất trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài tuần này tiếp tục bán ròng 90 tỷ đồng, đều trên kênh khớp lệnh.

Tại phía bán ra, cổ phiếu BSR tiếp tục dẫn đầu danh sách bán ròng tuần qua khi bị khối ngoại bán ròng 80 tỷ đồng, toàn bộ trên kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có QNS và VTP với giá trị lần lượt là 17 tỷ đồng và 7 tỷ đồng.

Cổ phiếu ACV và LTG tuần này là điểm sáng khi được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với 12 tỷ và 9 tỷ đồng tại mỗi cổ phiếu. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến VEA, MCH, FOC, MPC, SIP…

Exit mobile version