Thị trường mới nổi trước nỗi đau lạm phát lương thực

Hàng triệu người trên các quốc gia thuộc thị trường mới nổi đối diện với khủng hoảng lương thực.

Bất cứ cuộc khủng hoảng nào leo thang, các quốc gia yếu thế về tài chính sẽ chịu thiệt thòi nhất.  

Lạm phát gia tăng ở các thị trường mới nổi

Hàng triệu người trên các quốc gia thuộc thị trường mới nổi đối diện với khủng hoảng lương thực, việc mua sắm vốn quen thuộc nay trở thành thú vui xa xỉ.

Selcuk Gemici, 49 tuổi hiện đang làm việc tại một cửa hàng sửa ô tô của Istanbul chật vật với chi phí sinh hoạt của gia đình 2 người lớn cùng 2 đứa trẻ. Gia đình anh quen thuộc với mì ống, bulgur và đậu hơn là các thực phẩm tươi sống.

“Tất cả trở nên đắt đỏ, chúng tôi không thể ăn những gì chúng tôi thực sự muốn, chúng tôi chỉ có thể mua những gì chúng tôi mua được”, Gemici nói

Đó là tâm sự của một người đàn ông trưởng thành sống ở thủ đô trù phú nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Và còn biết bao nhiêu tâm tư nữa….

Một góc chợ ở thủ đô Istanbul sầm uất.

Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 đổ bộ, giá lương thực trên thế giới đã tăng phi mã trong 2 năm. Nguồn cung bị gián đoạn, ngũ cốc và năng lượng đạt kỷ lục về giá kể từ khi thế giới chứng kiến xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.

Chỉ số CPI (thước đo lạm phát) tăng mạnh gây áp lực lên thị trường. Mức lạm phát hàng năm ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina đạt mức 70%. Các quốc gia khu vực Mỹ Latinh có chỉ số lạm phát ở mức 2 con số. Ngay đến cường quốc Mỹ cũng vật lộn với tỷ lệ lạm phát ở mức 8,3% – mặc dù đây là con số khiêm tốn rất nhiều lần so với các quốc gia kể trên.

Chủ đề nóng trong câu chuyện kinh tế của các nước thuộc thị trường mới nổi là giá lương thực, khủng hoảng lương thực sẽ đẩy nhanh đến tình trạng bất ổn anh ninh. Các nhà hoạch định của nhiều nước đã phải can thiệp hỗ trợ tài chính nhằm giảm bớt gánh nặng cho người dân.

Trong diễn biến khác, Ấn Độ và Indonesia thông báo tạm dừng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản như lúa mì và dầu cọ để đảm bảo ưu tiên nguồn cung trong nước.  

Xung đột Nga- Ukraine không chỉ khiến câu chuyện gián đoạn nguồn cung lương thực căng thẳng mà còn thách thức các quốc gia xuất nhập khẩu phân bón.

Chắc chắn lạm phát lương thực sẽ kéo dài hơn những gì chúng ta tưởng tượng.

Khoảng cách mong manh

Chỉ số lạm phát tại các thị trường mới nổi.

Ai Cập – một trong những quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới đang trải qua gian đoạn lạm phát tăng hơn 13% trong tháng 4. Ngân hàng trung ương nước này dự kiến tiếp tục tăng lãi suất khi chứng kiến đồng tiền nội địa mất 14% giá trị.

Các nhà kinh tế thị trường mới nổi đã tính đến việc tăng lãi suất nhằm giảm áp lực giá cả đồng thời đảm bảo cân bằng lợi suất trái phiếu của Mỹ đối với các nhà đầu tư.

WB dự báo tăng trưởng kinh tế tại thị trường mới nổi có thể chỉ ở mức 4,6% trong năm 2022 thấp hơn nhiều so với dự đoán 6,3% trước đó.

Nhiều quốc gia trình ra nhiều biện pháp đối mặt với tình trạng lạm phát.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng mức lương tối thiểu lên 50% vào tháng 12, Chile cũng là quốc gia đề xuất tăng lương tối thiểu trong năm nay. Chính phủ Nam Phi vẫn căng thẳng với việc có hay không tăng trợ cấp xã hội trong giai đoạn này.

Ở diễn biến liên quan, các chuyên gia lo ngại rằng các nền kinh tế mới sẽ phải đối diện với tình trạng bất ổn lương thực trong thời gian sớm nhất.

Nỗi đau này dự kiến còn tiếp tục kéo dài.

Chuyên gia kinh tế Carvalho đến từ BNP cho biết bài toán hạ nhiệt lạm phát bằng việc thắt chặt chi tiêu có thể gây ra 1 cuộc nổi loạn đầy rắc rối. “Ở các thị trường mới nổi, các tấm sec trắng vốn quá quen thuộc..một phần do lãi suất quá thấp. Khi lãi suất tăng quá nhanh, mọi chuyện trở nên phức tạp”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version