Quý IV có đón nhận những cơn đau mới?

. Sẽ mất kha khá thời gian để thị trường làm quen với thông điệp mới này.

Quý cuối cùng của năm 2022 chứng kiến một sự khởi đầu không mấy tươi đẹp khi nền kinh tế thị trường vẫn đang quay cuồng tìm lối thoát.

Thị trường thế giới

Quý cuối cùng của năm 2022 chứng kiến một sự khởi đầu không mấy tươi đẹp. Thị trường chứng khoán lao dốc ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020 – thời gian nền kinh tế quay cuồng tìm lại hào quang trước đại dịch Covid-19.

Giá dầu đã tăng hơn 4% khi OPEC + cho hay họ sẽ xem xét việc giảm sản lượng lên tới 1 triệu thùng/ngày, đồng bảng Anh tăng giá trở lại sau khi chính phủ của Thủ tướng Liz Truss tuyên bố từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập cao nhất lên tới 45%.

Thủ tướng Anh Liz Truss

Thị trường chứng khoán châu Âu không khởi sắc, STOXX 600 giảm 1,4%, cổ phiếu ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ Credit Suisse (CSGN.S) giảm khoảng 10% bất chấp các giám đốc xoa dịu các nhà đầu tư khi lên tiếng nói rằng thanh khoản và vị thế của họ vẫn ổn định và không thể nào có chuyện phá sản xảy ra.

Credit Suisse nói gì trước tin đồn phá sản?

Chỉ số chứng khoán FTSE-100 của London đã giảm 1%.

Thị trường chứng khoán châu Á chứng kiến những phiên giảm điểm bất ổn mặc cho thị trường Nhật Bản “gánh còng lưng” cổ phiếu năng lượng và chất bán dẫn khả quan.

Chỉ số chứng khoán thế giới MSCI chạm đáy kể từ cuối năm 2020. Chính phủ Anh đã quyết định đảo ngược kế hoạch cắt giảm thuế dường như không khiến tâm lý đầu tư khởi sắc.

“Cheap money”

Stephen Innes cho hay, nước Anh đang tiệm cận với sự suy thoái, thị trường gấu thực sự đã bước sang trang mới:

“Sự mong manh của thị trường khi bước vào quý IV có thể coi là một đảo nghịch cảm xúc, lúc thoải mái, khi dễ chịu. Nhất là khi chúng ta thoát khỏi 1 thập kỷ tiền rẻ và những khó khăn khi nói đến thanh khoản. FED đã không sợ hãi khi đối diện với thị trường chứng khoán lao dốc. Mọi thứ đang đi ngược lại. Chúng ta đang phải đối mặt với sự suy thoái trên nước Mỹ và toàn châu Âu”.

Tâm lý thị trường lo ngại rằng FED sẽ không dừng tay tăng lãi suất, đẩy nước Mỹ đến bờ vực suy thoái.

Cuộc chiến chống lạm phát vấp phải những thách thức khó chịu. Các quan chức FED trong những tuần gần đây đã xua tan mọi ý kiến ​​cho rằng họ sắp dừng tăng lãi suất ngay cả khi điều đó có nghĩa là gây đau đớn cho nền kinh tế. 

Cheap Money (tiền rẻ): Nhằm chỉ khoản vay, khoản tín dụng có lãi suất thấp, hoặc chính sách lãi suất thấp được một ngân hàng trung ương đề ra.

Từ giữa tháng 7 đến tháng 8, chỉ số MSCI đã tăng 10% và nhanh chóng mất 15% khi động thái tăng lãi suất của FED quay trở lại, khiến 18.000 tỷ USD bốc hơi trong năm nay.

Các Ngân hàng trung ương ở Australia và New Zealand sẽ tiến hành họp và dự kiến tăng lãi suất trong tuần này.

Giá dầu tăng khiến dầu thô Brent giao sau tăng hơn 4% lên gần 89 USD/thùng và dầu WTI tăng 4,5%, giao dịch ở mức 83 USD/thùng. Đồng bảng Anh tăng nhẹ giao dịch ở mức 1,1200 GBP/USD, lợi suất trái phiếu chính phủ giảm.

Đứng từ góc độ thị trường, đây là một bước đi đúng đắn, sẽ mất kha khá thời gian để thị trường làm quen với thông điệp mới này, sau đó mọi áp lực sẽ được cân bằng.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version