Thị trường tài chính là gì? Chức năng và ý nghĩa của thị trường tài chính

Thị trường tài chính, ngay từ tên gọi, là một loại thị trường cung cấp phương tiện giao dịch mua bán các tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể sử dụng thị trường tài chính để huy động tiền nhằm phát triển kinh doanh và kiếm nhiều tiền hơn.

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính trong tiếng Anh là Financial Market. Thị trường tài chính được hình thành bằng cách mua và bán nhiều loại công cụ tài chính bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và các công cụ phái sinh. Hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và chính phủ là các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường là cơ sở để thị trường tài chính hình thành và phát triển. Theo đó, khi nền kinh tế thị trường phát triển sẽ làm xuất hiện những chủ thể cần nguồn tài chính và những người có khả năng cung ứng nguồn tài chính.

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các hoạt động về phát hành và mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển, từ đó hình thành một thị trường riêng để đáp ứng cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó chính là thị trường tài chính.

Phân loại

Thị trường tài chính có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau như:

(1) Thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu

– Thị trường trái phiếu: thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 

– Thị trường cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu hay thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những người mua và những người bán cổ phiếu hay chứng khoán – thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp. Các cổ phiếu (chứng khoán) này có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng hoặc là những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai.

(2) Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

– Thị trường tiền tệ: thị trường vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) diễn ra các hoạt động cung cầu về vốn ngắn hạn như vay vốn ngân hàng, mua bán chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu kho bạc. Vốn ngắn hạn gồm có các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, có kỳ hạn, rủi ro thấp và tính thanh khoản cao.

– Thị trường vốn: một kiểu thị trường tài chính, trong đó nợ dài hạn (hơn một năm) hoặc chứng khoán vốn chủ sở hữu được mua và bán. 

(3) Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

– Thị trường sơ cấp: nơi các công ty đưa ra một đợt phát hành cổ phiếu mới được công chúng đăng ký để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của họ như mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại hoặc mua tổ chức mới. 

– Thị trường thứ cấp: một loại thị trường vốn mà cổ phiếu, giấy ghi nợ, trái phiếu, quyền chọn, thương phiếu, tín phiếu kho bạc, v.v. của các doanh nghiệp được giao dịch giữa các nhà đầu tư.

(4) Thị trường giao ngay và thị trường tương lai

– Thị trường giao ngay: thị trường mà hàng hóa hay chứng khoán được mua, thanh toán và nhận ngay tại điểm bán.

– Thị trường tương lai: các hoạt động mua bán hàng hoá, sản phẩm thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao nhận được thực hiện trong tương.

Chức năng chính của thị trường tài chính

1. Xác định giá

Sự xác định giá là việc xác định giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định thông quá các hình thức cụ thể. Từ đó đưa tài sản vào lưu thông trong nền kinh tế thị trường.

2. Thanh khoản

Các nhà đầu tư có thể bán các công cụ tài chính theo giá trị hợp lý trên thị trường vào thời điểm làm việc của thị trường, đây chính là chức năng thanh khoản của thị trường tài chính. Nếu không có chức năng thanh khoản, nhà đầu tư buộc phải nắm giữ tài sản tài chính cho đến khi thị trường xuất hiện điều kiện để bán các tài sản đó hoặc người phát hành chứng khoán có nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng, tức là tại thời điểm đáo hạn.

3. Chia sẻ rủi ro

Với sự trợ giúp của thị trường tài chính, rủi ro được chuyển từ người thực hiện các khoản đầu tư sang những người cung cấp vốn để thực hiện các khoản đầu tư đó.

4. Truy cập dễ dàng

Các ngành công nghiệp yêu cầu các nhà đầu tư huy động vốn, và các nhà đầu tư yêu cầu các ngành công nghiệp đầu tư tiền của họ và mang lại lợi nhuận. Vì vậy, nền tảng thị trường tài chính giúp quá trình trao đổi giữa người mua và người bán tiềm năng diễn ra dễ dàng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm người mua và người bán tiềm năng.

5. Giảm chi phí giao dịch và cung cấp thông tin

Nhà giao dịch cần nhiều loại thông tin khác nhau trong quá trình giao dịch và điều này tiêu tốn cả thời gian và tiền bạc. Thị trường tài chính giúp cung cấp mọi loại thông tin cho các nhà giao dịch mà không yêu cầu họ phải chi bất kỳ khoản tiền nào. 

6. Hình thành vốn

Thông quan kênh mà thị trường tài chính cung cấp, dòng tiền tiết kiệm của các nhà đầu tư mới đổ vào trong nước, hỗ trợ cho việc hình thành vốn của quốc gia đó.

Ý nghĩa của thị trường tài chính

– Huy động vốn nhanh chóng, đặc biệt là các nguồn dài hạn.

– Chi phí vay vốn thấp, lợi tức được hưởng thường cao hơn do không mất chi phí trung gian.

Exit mobile version