Bên cạnh PoW hay PoS là các thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực crypto, Proof of Concept (PoC) tương đối lạ lẫm nhưng lại có tính thực tiễn cao.
Những điều ai cũng biết về thuật toán đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS)
Proof of Concept là gì?
Proof of Concept được nhắc đến lần đầu vào năm 1967 trong từ điển điển tiếng Anh Oxford. Đến năm 1989, nó lại được định nghĩa lại trong tạp chí “Power Conversion and Intelligent Motion” bởi Bruce Carsten.
Khác với thuật toán đồng thuận trong blockchain, Proof of Concept là thuật ngữ phổ biến nhằm chỉ phương pháp chứng minh vấn đề nào đó có tính khả thi. Cụm từ này có thể áp dụng được tất cả các lĩnh vực trong đời sống.
Proof of Concept – POC (Bằng chứng về khái niệm) là một phương thức thử nghiệm phương pháp hoặc một ý tưởng nào đó để chứng minh được nó thực sự khả thi. Bởi vậy POC có tính thực tiễn với đời sống xung quanh tác động tới con người hoặc người tiêu dùng.
Thông thường, PoC thường được sử dụng bởi các dự án startup nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của đề xuất kinh doanh hoặc sản phaarmm ới.
PoC tồn tại dưới dạng thử nghiệm hoặc sản phẩm sử dụng tối thiểu (MVP). Trong không gian blockchain, PoC giúp dự án gia nhập thị trường mà không đòi hỏi nhiều về thời gian, tài chính.
Ưu điểm của Proof of Concept
Tiết kiệm thời gian thử nghiệm các sản phẩm trên blockchain mới, lợi nhuận thấp.
Giúp doanh nghiệp có cơ sở đánh giá thử nghiệm để huy động vốn. Thay vì phải nghiên cứu thị trường, các nhà phát triển chỉ cần phải làm việc trên tùy chọn giải pháp blockchain của mình để đo lường mức độ khả thi.
Ví dụ điển hình cho việc áp dụng PoC là quốc gia Mặt trời mọc. Nhật Bản đã quyết định khởi động “digital yen” vào tháng 4 sau khi hoàn thành xong việc áp dụng bằng chứng khái niệm Proof of Concept được bắt đầu vào năm 2021.
Thử nghiệm mới đã giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về tính khả thi của “digital yen”, mở rộng thử nghiệm sang hệ sinh thái CBDC với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân.
Các bước thực hiện Proof of Concept
Giả sử bạn có một dự án tạo ra hệ sinh thái blockchain bất kỳ có thể kết nối được các dự án trong các không gian blockchain “hàng xóm”. Bạn cần thực hiện các bước như:
Bước 1: Xác định ý tưởng kinh doanh là staking, lending hay dApp, giao dịch hay sản phẩm ví tiền điện tử.
Bước 2: Nghiên cứu mục đích, đối tượng, ý tưởng mà sản phẩm blockchain của bạn muốn đạt được như: Khả năng mở rộng, tính bảo mật, kết nối đa chuỗi, sử dụng thuật toán đồng thuận nào, tốc độ xử lý giao dịch,…
Bước 3: Chạy dự án PoC dựa trên giao thức mà bạn lựa chọn. Từ đó, xác định ra sản phẩm có thể đáp ứng được các nhu cầu mà bạn đang hướng tới.
Bước 4: Theo dõi các chỉ số dự án. Đây là bước bạn cần thu thập các phản hồi của người dùng về bản thử nghiệm: Phản ứng, nhận xét, so sánh, phân tích lợi nhuận,….để hoàn thiện dự án của mình.
Bước 5: Trình bày kết quả và thuyết phục các bên đầu tư trong các vòng gọi vốn.
Ứng dụng của Blockchain Proof of Concept
Bạn có thể sử dụng blockchain PoC để giải quyết các vấn đề: Thương mại, lending, staking, dự đoán thị trường, hợp đồng thông minh, AML, quản lý tài sản thế chấp, định danh KYC, bản quyền (ứng dụng đối với NFT), biểu quyết quyền quản trị (DAO), nâng cấp bản quyền, bảo trì hệ thống IoT, giám sát, bảo mật, rủi ro,….
Trong ngành công nghệ thông tin, sử dụng POC có thể phân tích và phát hiện lỗi sai cần khắc phục trước khi thương mại hoá sản phẩm. Phát triển phần mềm cũng có đầy đủ các research và bằng chứng để khẳng định sản phẩm của bạn vượt trội hơn. POC là công cụ hữu ích tạo ra nhiều phần mềm có chất lượng tốt khi bạn phát triển ngành.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác