Thực chất Bitcoin là gì? 1% bí ẩn chưa biết về Bitcoin

Mọi người có thể giao dịch mua-bán Bitcoin, sử dụng Bitcoin để mua tài sản khác

Bitcoin hay còn được gọi là đồng vàng ma thuật của thế kỷ 21, thực sự Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Tiền điện tử mở ra kỷ nguyên mới về hình thức thanh toán không cần giao dịch trung gian. Xu hướng tài sản kỹ thuật số phổ biến và thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng tài chính. Tuy nhiên, vì là hình thức mới nên việc nghiên cứu cẩn trọng trước khi đầu tư là một điều nên làm.  

Tài sản kỹ thuật số là gì?

Digital assets (tạm dịch: Tài sản số/tài sản kỹ thuật số) là đại diện của loại tài sản được lưu giữ dưới dạng điện tử, được mã hóa là lưu dưới dạng file trên ổ cứng hoặc máy tính. Người sở hữu có thể tiến hành giao dịch mà không cần chứng từ.

File nhạc, NFT, video, website, Bitcoin, Altcoin,…. Đều được gọi là tài sản số.

Blockchain là gì?

Mặc dù bất kỳ cơ sở dữ liệu thông thường nào cũng có thể lưu trữ loại thông tin này nhưng blockchain là duy nhất ở chỗ nó hoàn toàn phi tập trung. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút (node).

Blockchain là một tập hợp các dữ liệu được kết nối với nhau thông qua code, có nhiều block được nối với nhau. Các block bao gồm hash-rate của block trước đó, bao gồm thời gian và data giao dịch.

Vì mỗi block chứa thông tin về block trước nó nên chúng tạo thành 1 chuỗi, các chuỗi mới sẽ củng cố các chuỗi cũ với bảo mật ở cấp độ cao nhất.

Mỗi giao dịch độc lập được xác nhận bằng hệ thống máy tính. Các dữ liệu không thể thay đổi nếu cộng động người tham gia trên hệ thống blockchain không đồng thuận, điều này tránh được tình trạng gian lận và làm giả data nhằm mục đích xấu.

Về cơ bản, blockchain là 1 sổ cái kỹ thuật số phân tán dữ liệu, lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng, nó có thể được chia sẻ giữa mọi người với nhau nhưng không thể thay đổi data được.

Nếu ai đó cố gắng thay đổi dữ liệu, tất cả những người tham gia sẽ được thông báo và sẽ biết ai đã cố gắng thay đổi.  

Bởi vì dữ liệu không thể thay đổi mà không có sự chấp thuận của một số lượng lớn những người tham gia trong hệ thống blockchain, nên tránh được gian lận và giả mạo dữ liệu.

Có 4 loại blockchain:

Public blockchains (Blockchain công khai): Là nơi mọi người có thể tham gia tự do. Phần lớn tiền điện tử được xây dựng trên các quy tắc thuật toán đồng thuận.

Private blockchains (Blockchain cá nhân): Là blockchain dành cho các chủ doanh nghiệp, họ có thể lập ra quy tắc riêng về người có thể truy cập vào data. Những người được cấp quyền mới có thể đăng nhập và truy cập dữ liệu.

Hybrid blockchains: Là sự kết hợp giữa Private và Public Blockchain. Người dùng có thể kiểm soát người nào có quyền truy cập vào dữ liệu nào trong Blockchain. Vừa công khai một số dữ liệu, vừa giữ những thông tin khác được bảo mật trong hệ thống tư.

Sidechains: Là một blockchain riêng biệt chạy song song và hoạt động độc lập với Ethereum mainnet. Các sidechain sử dụng các mô hình đồng thuận và thông số block của riêng chúng để xử lý các giao dịch nhanh và hiệu quả hơn.

Bitcoin là gì?

Là một loại tiền điện tử được giao dịch công khai trên các sàn giao dịch mà không cần đơn vị trung gian quản lý, đây là đồng tiền có giá trị cao nhất trong hệ thống tài sản kỹ thuật số. Bitcoin chính thức được ra mắt vào năm 2009 và hiện là đồng tiền phổ biến nhất. Tổng nguồn cung tối đa của Bitcoin là 21 triệu.

Dự kiến đến năm 2040, đồng Bitcoin thứ 21 sẽ bị đào lên, chắc chắn một cơn bão giá sẽ xuất hiện, có thể Bitcoin sẽ chạm ngưỡng 100.000 USD hoặc thậm chí hơn thế nữa.

Bitcoin từng ATH 69.000 USD vào tháng 11/2021, chỉ chưa đầy 1 năm sau đó, Bitcoin bị bán tháo và rớt thảm dưới 20.000 USD, có thời điểm chạm đáy 17.000 USD vào tháng 5/2022.

Kể từ khi Bitcoin tăng giá, các tổ chức đầu tư đã coi nó như 1 loại tài sản để chống lại sự rủi ro từ biến động thị trường và lạm phát.

Mỗi và mọi giao dịch Bitcoin đều được ghi lại trên một sổ cái công khai. Người tạo ra Bitcoin là một nhân vật bí ẩn nhất trên thế giới, mọi thông tin về tỷ phú Satoshi Nakamoto chỉ là sự phỏng đoán.

Vào tháng 12/2010, Satoshi Nakamoto đột ngột ngừng hoạt động, về cơ bản, Satoshi Nakamoto đã biến mất. Người ta từng đồn đại rằng, cha đẻ Bitcoin nắm trong tay hơn 1 triệu BTC, với thị giá hiện tại, khối tài sản của Satoshi Nakamoto ước tính khoảng 35 tỷ USD.

Bitcoin hoạt động thế nào?

Bitcoin ứng dụng công nghệ blockchain để ẩn danh các giao dịch và đảm bảo tính bảo mật. Hệ thống hoạt động của Bitcoin dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet.

Mọi người có thể giao dịch mua-bán Bitcoin, sử dụng Bitcoin để mua tài sản khác. Các giao dịch này được public trên hệ thống sổ cái.

Các thợ đào Bitcoin (Bitcoin mining) là một nhiệm vụ quan trọng chính là khai thác các Bitcoin, sử dụng máy tính với hiệu suất cao giải các thuật toán trên blockchain. Phần thưởng sau khi giải thành công các bài toán khó nhằn ấy là phần thưởng khối (BTC).  

Bitcoin có lạm phát hay không?

Tỷ lệ lạm phát Bitcoin đang ở mức 1,72% (Nguồn charts.woobull.com)

Satoshi Nakamoto đảm bảo rằng sẽ không bao giờ có đồng Bitcoin thứ 22 triệu được sinh ra. Đặc biệt, với sự kiện Bitcoin Halving sẽ diễn ra theo chu kỳ, tỷ lệ lạm phát của Bitcoin luôn ở dưới mức 2%.

Đồng USD có khả năng lạm phát. Dễ hiểu, theo thời gian, giá trị của 1 USD sẽ giảm trong khi đó ngày càng có nhiều đồng tiền được đưa vào lưu thông trên thị trường.

Trong khi đó, ở BTC thì không có trường hợp này xảy ra. Bitcoin có lịch trình Bitcoin Halving, có nghĩa là theo thời gian, ngày càng ít BTC được đưa vào thị trường lưu thông. Đồng nghĩa, 1 BTC ngày càng có giá trị hơn trong tương lai.

Bitcoin có rủi ro hay không?

Trả lời: Có

Khi giá của Bitcoin tăng, dĩ nhiên đó là một đề xuất không tồi trong danh mục đầu tư của bạn. Giá của Bitcoin tăng vọt nhanh chóng từ 500 USD vào năm 2016 lên tới 69.000 USD vào tháng 11/2021. Đến tháng 8/2022, bạn có thể mua 1 BTC với giá khoảng 23.000 USD.  

Song ngay cả khi nó là một món đầu tư sinh lời nhưng không phải không có rủi ro.

Thứ 1, Bitcoin có tốc độ biến động giá “khủng khiếp”, dễ bị thao túng. Bởi Bitcoin không bị chịu sự quản lý của bất kỳ tổ chức chính phủ nào nên cũng không có cam kết nào bảo toàn vốn cho các nhà đầu tư trong trường hợp thị trường bị sập.

Thứ 2, Bitcoin là miếng mồi ngon của các hacker. Trong lịch sử đã có rất nhiều vụ việc các sàn giao dịch bị mất bitcoin gây tổn hại vốn, khiến nhà đầu tư mất trắng tiền của.

Thứ 3, các quy định bị hạn chế, bởi các giao dịch bitcoin không được pháp luật bảo vệ.

Thứ 4, Bitcoin chưa phải là đồng tiền giao dịch phổ biến. Mặc dù đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí nhiều quốc gia coi Bitcoin là tiền tệ có khả năng lưu thông nhưng nó vẫn chỉ là số ít. Không giống như tiền tệ thông thường, thẻ tín dụng,…bạn nên nhớ rằng bạn sẽ không thể mua hàng sau đó trả cho nhân viên thu ngân bằng Bitcoin ở các hệ thống siêu thị!

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version