Thương mại điện tử liệu có bùng nổ sau cú hích “Covid-19”

Sau đại dịch Covid, thương mại điện tử được hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới mở ra tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam.

Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh trong “mùa dịch”

Theo thống kê, từ khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh. Đến nay đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet, trong đó có gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử, và thanh toán mua hàng qua mạng.

Bên cạnh khái niệm mua hàng truyền thống, đã xuất hiện những khái niệm mới như mua hàng qua mạng, đi chợ hộ, đi chợ mạng…

Tỷ trọng tiêu dùng theo ngành hàng đã có sự thay đổi. Theo khảo sát, người dân vẫn đang cắt giảm chi tiêu mua sắm các hoạt động không thiết yếu… Các ngành thời trang, giải trí, làm đẹp chiếm tỷ trọng cao như trước đây đã giảm, và thay vào đó là các ngành hàng mới thiết yếu như thực phẩm, sức khỏe, đồ gia dụng tăng cao.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng phòng thương mại điện tử, Sàn thương mại điện tử Voso cho biết, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Dự báo tốc độ tăng trưởng còn tiếp tục và sẽ vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020. Đặc biệt sau đại dịch Covid, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới.

Còn những rào cản !

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thương mại điện tử Việt Nam, dù vậy vẫn còn nhiều thách thức. Lòng tin của người tiêu dùng khi mua sản phẩm onlne; các hình thức giao hàng và thanh toán và vấn đề bảo mật an toàn thông tin; hạ tầng vận chuyển, chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy… là những vấn đề đang được đặt ra.

Bên cạnh đó, yếu tố tốc độ giao hàng có vai trò không kém so với chất lượng sản phẩm. Logistics đang là một trong những yếu tố quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng, doanh số bán hàng của từng doanh nghiệp thương mại điện tử.

Theo khảo sát năm 2021, khách hàng thương mại điện tử luôn muốn giao hàng nhanh, chi phí thấp và dịch vụ tốt. Trong khi đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt bởi sự tham gia của các nhiều đối thủ lớn trong và ngoài nước. Bên cạnh những công ty truyền thống như Viettel Post, VNPost, Nhất Tín còn có các công ty nước ngoài như FedEx, UPS, DHL và nhiều công ty công nghệ, các siêu ứng dụng… tham gia.

Ngoài ra, hiện nay tỷ lệ thanh toán tiện mặt trong thương mại điện tử còn cao. Hơn 80% người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán đơn hàng bằng tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy tỷ lệ giao hàng thành công thấp, tỷ lệ hủy đơn tăng lên, và nhân viên giao vận phải mang theo một lượng lớn tiền mặt…

Các doanh nghiệp logistics cho thương mại điện tử cũng đang phải đối mặt với thách thức về tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong Ecommerce-Logistics còn thấp. Hiện nay chỉ có khoảng gần 11% số doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản liên quan đến theo dõi và truy suất hàng hóa, hệ thống giao nhận, kho bãi… Còn lại, phần lớn doanh nghiệp vẫn đang duy trì hình thức thủ công trong phân loại, chia chọn hàng… dẫn đến sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng thương mại điện tử lớn như hiện nay.

Điểm nghẽn đang nói hơn là việc thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động Ecommerce-Logistics. Trên thực tế, các văn bản pháp lý cho thương mại điện tử tương đối đầy đủ nhưng Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể về Ecommerce-Logistics, còn thiếu khái niệm về vấn đề này và chưa phân biệt 2 hoạt động Logistics và Ecommerce-Logistics…

Exit mobile version