Thương vụ sáp nhập M&A toàn cầu xô đổ kỷ lục năm 2007

Thương vụ M&A toàn cầu xô đổ kỷ lục năm 2007

Nhờ dòng vốn dồi dào cùng mức định giá cao ngút, thương vụ sáp nhập M&A toàn cầu lần đâu tiên vượt 5.000 tỷ USD.

Deologic thông tin, tính đến ngày 16/12, giá trị các thương vụ sáp nhập M&A toàn cầu năm nay tăng 63% so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên, giá trị các thương vụ sáp nhập M&A vượt mốc 5.000 tỷ USD, lên 5.630 tỷ USD. Năm 2007, trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính, con số kỷ lục được thiết lập là 4.420 tỷ USD.

Tại thị trường M&A, công nghệ và y tế thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và nó tiếp tục dẫn đầu trong năm nay. Một phần lý do là bởi nhu cầu M&A đã phục hồi trở, sau thời gian trầm lắng vì Covid-19.

Bất chấp những thách thức lớn như lạm phát, các lãnh đạo vẫn tự tin theo đuổi những thương vụ lớn. Nguyên nhân xuất phát từ việc các công ty đổ xô huy động vốn từ cổ phiếu và trái phiếu, thị trường chứng khoán năm nay bùng nổ. Một nhân tố khác chính là lợi nhuận doanh nghiệp tốt, kinh tế với triển vọng sáng sủa.

Trong đó, theo nhận định của đồng giám đốc M&A khu vực châu Mỹ tại Morgan Stanley – Tom Miles, thị trường chứng khoán mạnh chính là lực đẩy chủ yếu cho M&A. Giá cổ phiếu cao cũng gần giống với việc kinh tế có triển vọng tích cực, các CEO tự tin hơn.

Tại Mỹ, tổng giá trị các thương vụ năm nay so với năm ngoái tăng gần gấp đôi, lên mức 2.610 tỷ USD. Tại châu Âu, con số này lên 1.260 tỷ USD (tăng 47%). Riêng khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tổng giá trị các thương vụ là 1.270 tỷ USD (tăng 37%).

Phó chủ tịch phụ trách ngân hàng đầu tư toàn cầu tại Goldman Sachs – Raghav Maliah nhận định: Hoạt động xuyên biên giới của Trung Quốc dù khiêm tốn nhưng doanh nghiệp thuộc các nước châu Á khác lại đang tích cực mua tài sản toàn cầu. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng ở 2 châu lục là châu Âu và châu Mỹ (Ảnh minh họa).

Các thương vụ sáp nhập M&A lớn năm 2021

Năm nay, các thương vụ sáp nhập M&A lớn có thể kể đến là: AT&T và Disney (trị giá 43 tỷ USD hay Carlyle và Hellman & Friedman thâu tóm Medline Industries – hãng sản xuất thiết bị y tế với giá 34 tỷ USD.

Đặc biệt giai đoạn cuối năm, KKR chào mua Telecom Italia – nhà mạng lớn nhất Italy vào ngày 21/11 với định giá ở mức 40 tỷ USD. Theo đánh giá, nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua cổ phần tư nhân lớn nhất từ trước đến nay tại châu Âu, đồng thời cũng là thương vụ lớn thứ 2 trên toàn cầu.

Theo nhận định của Chủ tịch tư vấn thị trường vốn ngân hàng châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Citigroup, ông Luigi de Vecchi, việc triển khai giao dịch tiền mặt của các nhà đầu tư đang diễn ra với tốc độ chưa từng có. Định giá tài sản đã ở mức cao nhất lịch sử trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, ông cũng đặt câu hỏi về việc, theo thời gian, giá trị của các thương vụ sáp nhập M&A có tương xứng với giá trị thực không khi mà các CEO đang phải tìm kiếm các mục tiêu phù hợp dài hạn để ứng phó cuộc khủng hoảng khí hậu.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version