Năng lượng sạch là xu hướng – Tiềm năng cổ phiếu ngành điện với GEG, POW và PC1?

ViMoney: Năng lượng sạch là xu hướng và tiềm năng cổ phiếu ngành điện - Lựa chọn GEG, POW hay PC1?

Cổ phiếu ngành điện vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng do ngành điện vẫn là một trong những ngành then chốt của Việt Nam, hấp dẫn nhà đầu tư do tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu sử dụng điện năng ngày một tăng cao và được kỳ vọng tiếp tục phát triển trong tương lai. Nhà đầu tư có thể xem xét, theo dõi, cân nhắc đầu tư dài hạn vào một số cổ phiếu như CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (HOSE: POW) và CTCP Xây lắp Điện I (HOSE: PC1) khi thị trường có điều chỉnh.

Nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao

Nhu cầu sử dụng điện tăng liên tục những năm qua. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất. Bộ Công Thương dự kiến điện thương phẩm toàn quốc năm 2022 sẽ đạt 242.34 tỷ kWh, tăng 7.5% so với năm 2021.

Chuỗi giá trị (Value Chain) của ngành điện Việt Nam

ViMoney: Năng lượng sạch là xu hướng và tiềm năng cổ phiếu ngành điện - Lựa chọn GEG, POW hay PC1? h1

Sản lượng điện toàn hệ thống năm 2010 chỉ đạt 95.47 tỷ kWh đã tăng tới 247.08 tỷ kWh vào 2020 và đạt 256.7 tỷ kWh năm 2021, tăng 3.89% so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR – Compounded Annual Growth Rate) 2010-2021 lên đến 9.41% cho thấy nhu cầu điện năng tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định.

Theo Quyết định số 3063/QĐ-BCT ngày 31/12/2021 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện Quốc gia năm 2022, tổng sản lượng điện năm 2022 sẽ đạt 275.8 tỷ kWh, tăng 7.32% so với năm 2021. Động lực tăng trưởng chính sắp tới vẫn sẽ đến từ sự tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Nguồn: EVN

Năng suất thủy điện giảm dần

Theo Quy hoạch Điện VIII, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, cơ cấu công suất có sự thay đổi dần theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo.

Tỷ trọng thủy điện cũng sẽ giảm dần vì các dự án thủy điện lớn ở nước ta cơ bản đã khai thác và đưa vào vận hành. Khả năng khai thác các công trình thủy điện còn lại hầu hết là những dự án có công suất nhỏ và đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, hoặc đang xây dựng.

Năng suất sản xuất từ thủy điện giảm dần và chỉ chiếm trung bình hơn 13% trong cơ cấu nguồn điện đến năm 2045.

Nguồn: Tập đoàn điện lực Việt Nam và Quy hoạch Điện VIII

Theo Quy hoạch Điện VIII, công suất điện năng từ nguồn điện than vẫn sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2025-2030 (đạt 29,679 MW vào năm 2025 và 40,899 MW năm 2030), chiếm tỷ trọng cao ở mức 28.2-28.9% vào năm 2025 và 28.3-31.2% vào năm 2030, trước khi giảm xuống còn 15.4-19.4% vào năm 2045.

Nguồn: Quy hoạch điện VIII

Đẩy mạnh nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo

Nhiệt điện khí tiếp tục cạnh tranh mạnh với năng lượng tái tạo trong thời gian tới. Theo Quy hoạch Điện VIII, cơ cấu công suất có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo. Điện năng sản xuất từ nguồn nhiệt điện khí sẽ chiếm tỷ trọng 21.1-22.4% vào năm 2030 và tăng lên 23.5-26.9% vào năm 2045.

Nguồn cung từ khí LNG chủ yếu là nhập khẩu và có thể sẽ gặp phải những khó khăn tương tự việc phát triển nguồn nhiệt điện than trong giai đoạn vừa qua. Giá nhiên liệu LNG nhập khẩu luôn là yếu tố bất định, có nhiều biến động trong thời gian qua cũng như giai đoạn sắp tới, dẫn đến những vấn đề về giá, cơ chế giá, hình thức đầu tư… là các rủi ro có thể dẫn đến việc phát triển các nguồn điện sử dụng nhiên liệu LNG không cao.

Nguồn: Quy hoạch điện VIII

Xu hướng năng lượng tái tạo và tiềm năng cổ phiếu ngành điện

Hiện nay, giải pháp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, cam kết mức phát thải ròng về 0 năm 2050 (Net Zero by 2050) tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) sẽ thúc đẩy đầu tư mạnh tay vào nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió ngoài khơi.

Quy hoạch điện VIII cũng đề cao vai trò của năng lượng tái tạo với 24.3-25.7% công suất năm 2030 và 40.1-41.7% năm 2045 khi các nguồn khác còn ít tiềm năng khai thác.

Với xu hướng trên, chúng ta có thể theo dõi,  xem xét đầu tư dài hạn vào CTCP Điện Gia Lai (HOSE: GEG), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (HOSE: POW) và CTCP Xây lắp Điện I (HOSE: PC1) khi thị trường có điều chỉnh.

Nguồn: Internet

TUYÊN BỐ TỪ CHỐI: Quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin.

Nguồn: VietStock

Exit mobile version