Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có thể sẽ lặp lại! Ngân hàng Trung ương Anh cảnh báo: lần này có khả năng là tiền điện tử!

Giới chức Anh cảnh bảo khủng hoảng kinh tế tiếp theo có thể xuất phát từ Bitcoin. Ảnh: Coin Telegraph

Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là do các tổ chức tài chính liên tục đưa ra các gói cứu trợ mạo hiểm, thường dưới dạng các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn.

Hiện nay, nhiều tổ chức cho rằng tiền điện tử và thị trường thế chấp dưới chuẩn bản chất rất giống nhau, một số cơ quan quản lý đã lên tiếng trước và cho rằng có hai yếu tố chính xác định rằng tiền điện tử có thể gây ra rủi ro hệ thống tương tự. Ngân hàng Trung ương Anh gần đây đã cảnh báo rằng trừ khi các quy định nghiêm ngặt được đưa ra, nếu không tiền điện tử có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thị trường tiền điện tử và khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008

Liệu tiền điện tử có dẫn đến cuộc khủng hoảng tương tự khủng hoảng tài chính 2008?

Trong một bài phát biểu gần đây, Jonah Cunliffe, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), đã so sánh thị trường tiền điện tử đang phát triển nhanh chóng với thị trường thế chấp dưới chuẩn trị giá 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2008.

Ông chỉ ra rằng khi một thứ gì đó trong hệ thống tài chính phát triển nhanh chóng và phần lớn không được kiểm soát, các cơ quan ổn định tài chính phải hết sức cảnh giác. Đáp lại, các tổ chức tài chính của Trung Quốc đã đưa ra hành động để giám sát chặt chẽ nhất đối với tiền điện tử.

Cơ quan quản lý tài chính Anh đưa ra cảnh báo như vậy vì một số lý do sau:

Quy mô thị trường của tiền điện tử do Bitcoin đại diện đã mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây, từ 16 tỷ USD cách đây 5 năm lên khoảng 2,3 nghìn tỷ USD hiện nay.

Mặt khác, kể từ khi cơn đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm cả thị trường tiền điện tử như Bitcoin tăng 400% trong 12 tháng qua. Kể từ năm nay, nhiều tổ chức ở Phố Wall đã tuyên bố hỗ trợ giao dịch tiền điện tử.

Mặt khác, ông chủ Tesla, Elon Musk, thường xuyên thể hiện sự ủng hộ đối với tiền điện tử trên Twitter và cho rằng chúng có thể giúp giảm “lỗi và độ trễ” trong các hệ thống tiền tệ truyền thống. Bitcoin ngày càng được nhiều người bình thường chú ý và nhiều nhà đầu tư thậm chí còn mua với tâm lý đánh bạc và sử dụng đòn bẩy cao. Không chỉ Mỹ, Châu Âu, ngay cả ở các nước Châu Á như Hàn Quốc cũng có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng đánh cược sự giàu có của mình để tham gia trò chơi này.

Nhưng tài sản này rất dễ biến động: Bitcoin và Ethereum, hai loại tiền điện tử lớn nhất, đã giảm mạnh hơn 30% vào đầu năm nay và sau đó tăng trở lại đều do các yếu tố bên ngoài tác động.

Tính biến động cao, tiền điện tử không có giá trị nội tại

Tiền điện tử không có giá trị nội tại

Ông Cunliffe chỉ ra rằng các tài sản tiền điện tử hiện tại gây ra những lo ngại về sự ổn định tài chính, vì hầu hết chúng “không có giá trị nội tại và dễ bị điều chỉnh giá lớn.” Ông chỉ ra rằng tiền điện tử đang bắt đầu kết nối với hệ thống tài chính truyền thống và ngày càng nhiều người chơi sử dụng đòn bẩy. Quan trọng là, điều này xảy ra ở những khu vực phần lớn không được kiểm soát.

Những bình luận của ông lặp lại lời bình luận của Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh ông Andrew Bailey, người đã cảnh báo rằng các nhà đầu tư tiền điện tử có thể mất sạch tiền đầu tư do các đồng tiền này không có giá trị nội tại, hay còn gọi là giá trị thực. Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh cũng cảnh báo về những rủi ro của tiền điện tử.

Nhiều tổ chức ở Phố Wall tin rằng Bitcoin là vô giá trị. Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) của ngân hàng lớn nhất Mỹ JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, không phải là một người ủng hộ Bitcoin. Mặc dù JPMorgan Chase có thể hỗ trợ các giao dịch Bitcoin, nhưng cá nhân ông vẫn tin rằng Bitcoin là vô giá trị.

Liệu tiền điện tử có tạo thành rủi ro cho hệ thống tài chính hay không phụ thuộc vào hai yếu tố chính

Ông Cunliffe cho rằng nếu thị trường tiếp tục mở rộng với tốc độ này, rủi ro về ổn định tài chính có thể tăng lên nhanh chóng, nhưng liệu những rủi ro này có thể kiểm soát được hay không sẽ được quyết định bởi tốc độ phản ứng của các cơ quan quản lý và chính phủ. Ông chỉ ra rằng trong 5 năm qua, Bitcoin đã có khoảng 30 lần sụt giá ít nhất 10% chỉ trong 1 ngày, mạnh nhất là một cú giảm gần 40% chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi xảy ra sự cố tại sàn tiền ảo BitMEX.

Câu hỏi đặt ra trong tương lai là, nếu các tài sản mã hóa này tiếp tục phát triển trên quy mô lớn, nếu chúng tiếp tục tích hợp nhiều hơn vào hệ thống tài chính truyền thống và nếu các chiến lược đầu tư tiếp tục sử dụng đòn bẩy cao hơn, thì kết quả của những sự kiện trên sẽ ra sao?

Cunliffe tin rằng một khi sự thoái lui giá quy mô lớn xảy ra, liệu hệ thống tài chính có thể chống đỡ và tránh tác động đến nền kinh tế thực hay không phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố này, đó là mức độ kết nối giữa thị trường tiền ảo với các thị trường khác và mức độ đòn bẩy mà những người đầu tư sử dụng.

Tính cấp thiết của một khuôn khổ quy định công khai

Cunliffe nói rằng cả hai tình huống này đều tồn tại trong thị trường tài chính thế chấp dưới chuẩn trước năm 2008. Hai tình huống này ngày càng trở nên nổi bật hơn trong lĩnh vực tiền điện tử. Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng cơ quan chức năng cần quản lý rủi ro ngày càng lớn này và đảm bảo hệ thống tài chính đứng vững trước những đợt điều chỉnh mạnh của thị trường tiền điện tử.

Canliffe cũng chỉ ra rằng mặc dù hoạt động của tài chính tiền điện tử rất mới lạ, nhưng các tiêu chuẩn được thiết kế tốt và sự giám sát chặt chẽ có thể giúp nó được quản lý tốt, giống như trong tài chính truyền thống. Công nghệ tiền ảo mang lại một cơ hội lớn, nhưng lại đang vận hành trong một môi trường tiêu chuẩn thấp, thậm chí chưa có tiêu chuẩn.

Trung Quốc giám sát khắt khe tiền điện tử, nhiều sàn từ bỏ giao dịch bằng nhân dân tệ

Binance, sàn tiền ảo lớn nhất thế giới cho biết sẽ ngừng cung cấp dịch vụ đổi tiền P2P bằng đồng Nhân dân tệ trên nền tảng này kể từ cuối năm 2021

Trung Quốc là một trong những quốc gia nghiêm ngặt nhất về tiền điện tử. Ngân hàng trung ươngTrung Quốc đã tuyên bố tất cả các giao dịch liên quan đến tiền điện tử đều là bất hợp pháp.

Chính phủ Trung Quốc đã cấm các sàn giao dịch tiền điện tử hoạt động ở Trung Quốc vào năm 2017. Gần đây, họ đã thực hiện các hành động để hạn chế các hoạt động liên quan đến tiền điện tử, yêu cầu các công ty tài chính hủy bỏ các giao dịch tiền điện tử và buộc các hoạt động khai thác Bitcoin phải rời khỏi Trung Quốc, cấm các sàn giao dịch tiền điện tử ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư trong nước.

Gần đây, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã tuyên bố rằng họ sẽ không cho phép giao dịch bằng NDT trên nền tảng của họ nữa. Binance cho biết sau năm nay, họ sẽ hủy tùy chọn mua và bán tiền điện tử bằng NDT trong các giao dịch P2P. Khi đó, bất kỳ người dùng nào sống ở Trung Quốc đại lục sẽ chỉ được phép rút hoặc đóng các vị thế. Binance được thành lập vào năm 2017 và trụ sở chính ban đầu được đặt tại Trung Quốc.

Exit mobile version