Tiền điện tử là gì? Sự khác biệt giữa tiền điện tử, tiền ảo, và tiền kỹ thuật số?

Tiền điện tử vẫn thường được biết đến với nhiều cái tên khác như tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số hay phổ biến nhất là tiền ảo. Tuy nhiên, tên gọi tiền ảo dành cho tiền điện tử dường như không hoàn toàn chính xác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tiền điện tử là gì, cũng như phân biệt tiền điện tử và tiền ảo, tiền kĩ thuật số trong bài viết sau đây.

Việc sử dụng ví kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của công nghệ trong thập kỷ qua. Chính phủ trên toàn thế giới khuyến khích mọi người chuyển từ ví truyền thống sang ví kỹ thuật số vì tính thuận tiện. Mức độ phổ biến của thanh toán kỹ thuật số đạt đến đỉnh điểm trong thời kỳ đại dịch vì những lợi ích không cần tiếp xúc. Với sự ra đời của tiền điện tử, việc sử dụng ví kỹ thuật số thậm chí còn tăng lên. Tất cả điều này diễn ra khá nhanh chóng đối với hầu hết mọi người và dẫn đến những nhầm lẫn về một số thuật ngữ liên quan.

Phân biệt tiền điện tử với tiền ảo và tiền kỹ thuật số

Tiền điện tử (electronic money)

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế định nghĩa tiền điện tử (electronic money/e-money) là “giá trị được lưu trữ trong một thiết bị như thẻ chíp hoặc ổ cứng máy tính cá nhân”. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) mô tả tiền điện tử là giá trị tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến để thực hiện giao dịch thanh toán cho các tổ chức khác không phải là tổ chức phát hành. Tiền điện tử thường được kết hợp với thẻ thông minh (Smart card) do các công ty như Mondex và Visa Cash phát hành.

Ví dụ: Ví thanh toán Momo, Internet banking, thẻ ATM,…

Theo Investopedia, tiền điện tử đề cập đến tiền tồn tại trong hệ thống máy tính ngân hàng có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho các giao dịch điện tử. Mặc dù giá trị của tiền điện tử được hỗ trợ bởi tiền pháp định (fiat money như đô la Mỹ và đồng euro) và do đó, tiền điện tử có thể được trao đổi thành dạng vật chất, hữu hình, tuy nhiên, tiền điện tử chủ yếu được sử dụng cho các giao dịch điện tử do tính tiện lợi tuyệt đối của phương pháp này.

Tiền điện tử cũng có thể được lưu trữ trên (và được sử dụng qua) điện thoại di động hoặc trong tài khoản thanh toán trên Internet. Hầu hết các hệ thống di động phổ biến và được sử dụng rộng rãi là Google Wallet và Apple Pay.

Sự ra đời nhanh chóng của tiền điện tử đã dẫn đến các hoạt động quản lý của chính phủ. Hồng Kông là một trong những quốc gia đầu tiên quản lý tiền điện tử, bằng cách chỉ cho phép các ngân hàng được cấp phép phát hành thẻ có giá trị lưu trữ. Kể từ năm 2001, Liên minh Châu Âu đã thực hiện chỉ thị về việc tiếp nhận, theo đuổi và giám sát thận trọng hoạt động kinh doanh của các tổ chức tiền điện tử (Chỉ thị về tiền điện tử E-Money Directive – 2009/110 / EC).

Nói tóm lại, tiền điện tử có các đặc điểm chính sau:

Tiền ảo (virtual currency)

Theo Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và cũng là một định nghĩa, cách hiểu thông dụng trên thế giới thì: “Tiền ảo (virtual currency) là một loại tiền kỹ thuật số (Digital money) không có sự quản lý bởi chính phủ, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developer) cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”.

Theo định nghĩa của Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu (EBA), tiền ảo không phải một đơn vị tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn liền với tiền pháp định. Tiền ảo được nhóm, cộng đồng cụ thể chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử.

Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không ở dạng vật lý.

Ví dụ: các coupon, điểm tích lũy trên Shopee, tiền chơi trong game,…

Nói tóm lại, tiền ảo có những đặc điểm chính sau:

Tiền mã hóa (crytocurrency)

Tiền mã hoá là một loại tiền kĩ thuật số sử dụng mật mã để bảo mật. Tiền mã hoá rất khó bị làm giả vì tính năng bảo mật này. Tiền mã hóa hoạt động bằng cách sử dụng một công nghệ gọi là blockchain – một sổ cái được phân tán và chia sẻ bằng mạng lưới gồm nhiều máy tính khác nhau. 

Tiền mã hoá không được ban hành bởi bất kì ngân hàng trung ương nào, do đó, về mặt lí thuyết, chúng miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ.

Theo Satoshi (2008) thì tiền mật mã có rất nhiều ưu điểm vượt trội như: tính an toàn, tính ẩn danh, tính tiết kiệm, tính nhanh chóng và tính năng chống lạm phát tự động. Một trong những loại hình tiền mật mã thành công nhất và được chấp nhận thanh toán nhiều nhất hiện nay là Bitcoin.

Nói tóm lại, tiền mã hóa có những đặc điểm chính sau:

Đồng tiền mã hóa là một thành phần của tiền ảo. Có thể xác định gốc của tiền mã hóa là tiền ảo nhưng đang phát triển để có nhiều đặc điểm của tiền điện tử như khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định, khả năng thanh toán, còn khả năng tích trữ giá trị thì ít hơn (do luôn biến động nhiều).

Tiền kỹ thuật số (Digital Currency)

Tiền kỹ thuật số là bất kỳ loại tiền nào chỉ có sẵn ở dạng điện tử. Các phiên bản điện tử của tiền tệ đã chiếm ưu thế trong hệ thống tài chính của hầu hết các quốc gia. Ví dụ ở Mỹ, đơn vị tiền tệ hiện có trong lưu thông của Mỹ chỉ bằng khoảng một phần mười tổng cung tiền; phần còn lại được giữ dưới dạng tiền gửi ngân hàng khác nhau dưới dạng điện tử.

Điều khác biệt giữa tiền kỹ thuật số với tiền điện tử hiện có trong hầu hết các tài khoản ngân hàng là nó không bao giờ ở dạng vật chất. Ngay bây giờ, bạn có thể đến máy ATM và chuyển tiền điện tử thành tiền mặt pháp định. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số không bao giờ ở dạng vật chất. Nó luôn tồn tại trên mạng máy tính và được trao đổi qua các phương tiện kỹ thuật số.

Sau sự ra mắt thành công của tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum, đơn vị lưu trữ giá trị nhưng không chịu quản lý bởi bất kỳ chính quyền trung ương, chính phủ và ngân hàng trung ương trên thế giới đang nghiên cứu khả năng tạo ra tiền tệ kỹ thuật số riêng của họ, thường được gọi là tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC).

Các giao dịch trên CBDC thường được thực hiện dựa trên các mã thông báo (Token) do NHTW phát hành. Giống như Bitcoin, cách tiếp cận này sẽ sử dụng dạng công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT) để xác minh quyền sở hữu mỗi mã thông báo và xác thực các giao dịch thanh toán mà không yêu cầu sự tham gia trực tiếp của bất kỳ cơ quan thanh toán bù trừ nào khác.

Tuy nhiên, ngược lại với Bitcoin và các loại tiền ảo khác, NHTW sẽ xác định nguồn cung của mã thông báo CBDC. Chúng sẽ được cố định về mặt giá trị danh nghĩa và được coi là loại tiền hợp pháp. Hơn nữa, NHTW có thể thiết lập các thủ tục minh bạch các giao dịch, cập nhật và tích hợp những giao dịch khác vào các sổ cái phân tán (DLT) này.

Dưới đây là những điểm khác biệt chính giữa ba loại tiền kỹ thuật số, tiền ảo và tiền điện tử

Như vậy, có thể thấy, tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa và tiền kỹ thuật số có nhiều điểm hoàn toàn khác nhau về bản chất và chúng không phải là một. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.

Exit mobile version