Tiền điện tử là tài sản tài chính tại Nam Phi  

Nam Phi coi Bitcoin là tài sản tài chính

Nam Phi sẽ đề ra quy định coi tiền điện tử là tài sản tài chính trong 12 tháng tới.

Bitcoin không phải là tiền tệ, nhiều khả năng nó sẽ được coi là tài sản tài chính tại Nam Phi.

Tài sản tài chính là tài sản mà giá trị thực của nó không phụ thuộc vào giá trị vật chất của tài sản (tương tự bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu,….) mà dựa vào quan hệ trên thị trường. Người sở hữu các tài sản tài chính gọi là nhà đầu tư. Giá trị của tài sản tài chính gọi là vốn tài chính.

Bitcoin là tài sản tài chính?

Dự kiến Ngân hàng Dự trữ Nam Phi sẽ quy định tiền điện tử như tài sản tài chính đề xuất luật trong vòng 1 năm tới. Hành động này được xem là 1 cách thông minh nhằm bảo vệ tiền điện tử trong mối tương quan với các nhà đầu tư.

Nam Phi, tiền điện tử trở thành 1 chủ đề lớn thường được đưa ra để thảo luận. Ước tính 13% dân số đang sở hữu tiền điện tử, hơn 6 triệu người dân có các giao dịch tiền điện tử.

Theo đề xuất, các tổ chức cá nhân muốn trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền điện tử phải được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ tài chính nhằm tuân thủ các quy tắc do Financial Action Task Force đưa ra (Lực lượng đặc nhiệm tài chính).

Trước đó, bảng thông báo của kho bạc quốc gia giới thiệu tiền điện tử là 1 sản phẩm của tài chính, yêu cầu các quốc gia có động thái giám sát và tăng cường hơn nữa các hoạt động kiểm soát nhằm tuân thủ các hoạt động giao dịch trong nước.  

Phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB) Kuben Chetty xác nhận luật về tiền điện tử sẽ được ban hành trong 12 tháng tới. Tiền điện tử sẽ thuộc phạm vi của Đạo luật Tình báo Tài chính (FICA) – giám sát chống rửa tiền và tài trợ tiền cho khủng bố.

Nam Phi đã đặt nền tảng cho các cơ quan giám sát tài chính về tiền điện tử khi quốc gia này tìm cách hạn chế các trường hợp gian lận ngày càng tăng và cải thiện việc quản lý các dòng chảy xuyên biên giới.

Phó Thống đốc SARB Kuben Chetty nhấn mạnh: “Tiền điện tử chưa bao giờ là tiền tệ, nó là 1 tài sản có thể giao dịch, nó là tài sản được tạo ra. Có một số quốc gia ủng hộ, một số khác thì không bởi họ cho rằng tiền điện tử có 1 nền tảng hoạt động như 1 nền kinh tế thực sự. SARB không coi tiền điện tử là tiền tệ bởi nó không có chức năng sử dụng như 1 kênh bán lẻ hàng ngày”.

Ngoài ra, SARB cũng dành sự chú ý tới đồng CBDC. Vào tháng 4/2022, họ đã hoàn thành xong bước định nghĩa khái niệm thế nào là CBDC. Giai đoạn 2 của dự án này liên quan đến việc sử dụng hệ thống dựa trên blockchain để thanh toán, giao dịch và thanh toán với một số ít ngân hàng thuộc Tổ công tác Fintech liên chính phủ.  

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version