Tiền pháp định FIAT là gì? Ưu – nhược điểm của loại tiền này

Tiền pháp định FIAT là gì? Ưu - nhược điểm của loại tiền này

Cùng vimoney tìm hiểu tiền pháp định FIAT là gì? Lịch sử phát triển của tiền pháp định, ưu – nhược điểm của tiền pháp định.

Tiền pháp định FIAT là gì?

FIAT là đồng tiền pháp định của một quốc gia. Theo đó, chính phủ sẽ phát hành và bảo hộ đồng tiền này, đưa vào lưu thông để làm trung gian trao đổi hàng hoá. Mỗi quốc gia đều có một đồng tiền pháp định FIAT riêng. Việt Nam có  Việt Nam Đồng (VND) là đồng tiền pháp định; Mỹ có USD; Anh có Bảng Anh (GBP); Thái Lan có Đồng Bạc Thái (THB)…

Với đồng Euro, nó cũng là một đồng tiền pháp định được bảo hộ bởi liên minh các quốc gia trong khối EU. Mặc dù Brexit đã xảy ra ở EU, tuy nhiên đồng EURO vẫn có giá trị của nó.

Tiền FIAT và lịch sử phát triển

Theo lịch sử, quốc gia đầu tiên sử dụng tiền pháp định FIAT là Trung Quốc. Vào thế kỷ 11, ở tỉnh Tứ Xuyên, tiền giấy được sử dụng để trao đổi, mua bán nhung lụa và vàng bạc. Đến thế kỷ 13, Hốt Tất Liệt nắm quyền, quyết định sử dụng tiền giấy làm đồng tiền chính để lưu thông, mua bán, trao đổi hàng hóa.

Vào thế kỷ 17, vào quốc gia ở châu Âu bắt đầu sử dụng đồng tiền pháp định thay cho Vàng. Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Hà Lan là 3 quốc gia đầu tiên sử dụng đồng tiền pháp định. Nhưng sau đó, Thuỵ Điển quay trở lư thông bằng Bảng vị bạc vì thất bại trong quá trình phổ biến đồng tiền này.

Thế kỷ 19, đồng tiền pháp định được Mỹ và các thuộc địa của Mỹ áp dụng làm đồng tiền trung gian để thanh toán bên cạnh Vàng. Đến thế kỷ 20, vào năm 1933, chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng chấm dứt việc đổi tiền giấy để lấy Vàng. Đến thời của Tổng thống Nixon, vào năm 1972, ông tuyên bố bỏ chế độ Bảng vị Vàng. Tiền giấy pháp định trở thành đồng tiền chính của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian này, ở các quốc gia khác bắt đầu thay thế, lan toả việc sử dụng tiền pháp định.

Giá trị của tiền pháp định FIAT

Khả năng sử dụng quyết định giá trị của tiền pháp định FIAT. Tiền được sử dụng, tạo ra giá trị vì nó tồn tại trên mối quan hệ tin cậy giữa người phát hành, người nắm giữ và người nhận, sử dụng chúng. Nếu niềm tin vào giá trị đồng tiền mất đi, thì nhu cầu về nó cũng sẽ mất đi, giá trị bị sụt giảm.

Như việc chính phủ Zimbabwe phát hành quá nhiều tiền dẫn đến việc cung vượt cầu. Người dân không tin tưởng vào đồng tiền này đã khiến cho nó bị sụp đổ.

Tiền pháp định có thể được sử dụng ở đâu?

Tiền pháp định bao gồm tiền giấy, tiền xu, tín dụng, khoản vay hoặc trái phiếu. Trên thế giới, tiền pháp định được chấp nhận một cách rộng rãi. Người sở hữu chúng có thể sử dụng tiền pháp định để mua bán hầu hết hàng hóa hoặc dịch vụ.

Tiền pháp định có thể được chuyển sang những loại tiền khác nếu bạn đang đi nghỉ mát, du lịch hoặc gửi tiền trên khắp thế giới. Mọi người có thể thanh toán, chuyển tiền tính phí thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế.

Ưu nhược điểm của tiền pháp định

Trong cuộc tranh luận về tiền pháp định giữa bên ủng hộ và bên phản đối, ưu và khuyết điểm của loại tiền này đã được đưa ra. Trong đó, ưu điểm của loại tiền này là: không bị khan hiếm giống như vàng, việc tạo ra tiền pháp định cũng có chi phí phải chăng hơn. Ngoài ra, tiền pháp định có thể giúp chính phủ và ngân hàng trung ương kinh hoạt giải quyết khủng hoảng kinh tế.

Đặc biệt, tiền pháp định đã được chấp nhận trong hoạt động thương mại quốc tế. Tiền pháp định còn không phụ thuộc vào dự trữ giống như vàng, cần phải có kho lưu trữ, bảo vệ, giám sát cùng những yêu cầu tốn kém khác.

Nhưng, tiền pháp định cũng tồn tại một số những vấn đề được coi là nhược điểm như không có giá trị nội tại. Chính phủ có thể tạo ra tiền pháp định không từ cái gì và có thể gây ra tình trạng lạm phát, sụp đổ hệ thống kinh tế. Chưa kể, trong lịch sử đã từng xảy ra sự sụp đổ tài chính vì tiền pháp định. Có nghĩa là, nó có rủi ro.

So sánh tiền pháp định và Bản vị vàng

Hệ thống bản vị vàng cho phép chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Trên thực tế, tất cả tiền giấy đều được bảo đảm bằng một lượng vàng hữu hạn được chính phủ nắm giữ. Chính phủ, ngân hàng chỉ đưa thêm được tiền vào nền kinh tế nếu như nắm giữ một lượng vàng dự trữ tương đương mức giá trị. Như vậy, chính phủ bị hạn chế khả năng in tiền, tăng giá trị cho tiền vốn chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế.

Những người ủng hộ hệ thống bản vị vàng nêu quan điểm, hệ thống tiền dựa trên hàng hóa sẽ ổn định hơn khi được bảo đảm bởi thứ thực sự là vật chất, có giá trị.

Trong hệ thống tiền pháp định, tiền có thể không được chuyển đổi sang thứ gì khác. Chính quyền có thể trực tiếp tác động đến giá trị của tiền pháp định, gắn nó vào các điều kiện kinh tế. Trong đó, Chính phủ cũng như ngân hàng trung ương được quyền kiểm soát hệ thống này nhiều hơn. Đồng thời, có thể phản ứng trước các dạng sự kiện về tài chính hoặc khủng hoảng bằng nhiều công cụ khác nhau.

Người ủng hộ hệ thống tiền fiat cho rằng, giá vàng mang tính bất ổn. Hệ thống tiền fiat giúp chính phủ linh hoạt hơn khi đối phó với trường hợp khẩn cấp trong kinh tế.

So sánh tiền pháp định và Tiền mã hoá

Tiền pháp định: Là loại tiền vật lý, có thể là tiền xu hoặc giấy hoặc tín dụng được phát hành bởi Chính phủ. Nó mang tính tập trung, không giới hạn về nguồn lưu thông.

Tiền mã hóa là loại tiền kỹ thuật số bị giới hạn về nguồn lưu thông, được phát hành bởi mạng lưới người dùng máy tính. Nó bị giới hạn về nguồn lưu thông và mang tính phân cấp.

Nhiều nhận định cho rằng, cả 2 loại tiền này đều có tương lai không chắc chắn. Lịch sử của tiền pháp định cho thấy nó dễ bị tổn thương. Trong khi đó, tiền mã hóa còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong đoạn đường dài trước mắt. Đó cũng là lý do khiến nhiều người đang tìm kiếm, khám phá những triển vọng về hệ thống tiền mã hóa cho giao dịch tài chính của chính họ.

Cát Anh (t/h)

Exit mobile version