Tiktok đang hạ gục những ông lớn mạng xã hội

Những ông lớn công nghệ dường như đang bước chân vào cái bẫy mà Tiktok tạo ra.

Trong 4 năm qua, Tiktok liên tục khuấy đảo mạng xã hội với sức mạnh lan tỏa không gì ngăn cản nổi.

Trong nhiều thập kỷ, Meta dường như ông hoàng không đối thủ về phương tiện truyền thông TikTok bất ngờ một cách xuất hiện và thách thức những gã khổng lồ mạng xã hội bằng sức viral đáng kinh ngạc tương tự như cách Facebook đã đánh bại Myspace vào giữa những năm 2000.

Facebook ra mắt vào năm 2004 . Đối thủ thực sự duy nhất của Facebook vào thời điểm đó là Myspace. Facebook đã hắt cảng Myspace bằng cách cung cấp mạng xã hội không có quảng cáo. Sau đó, Facebook đã mất 8 năm để đạt được 1 tỷ người dùng vào năm 2012. Sở hữu một tỷ người dùng được xem là một kỳ tích khổng lồ.

Nhưng TikTok đã làm được điều tương tự chỉ sau 5 năm , đạt 1 tỷ người dùng vào ngày 27/9/2021.

Lịch sử

Vào những năm 2000, Facebook đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta khi kết nối bạn bè và gia đình và không đối thủ xứng tầm. Trong những năm qua, vai trò đó đã thay đổi. Facebook đặt nặng vấn đề lợi nhuận, áp dụng mô hình kinh doanh dựa trên mức độ tương tác.

Facebook đã phát minh ra nút “share” vào năm 2012 để cạnh tranh với tính năng “retweet” mới của Twitter . Các nút “like” và “share” kết hợp đã mở ra một thế giới mới về mức độ lan truyền và phản hồi.

Người dùng có thể “like” và “share” nội dung mà họ thích. Nội dung nhận được nhiều tương tác nhất được ưu tiên trong feed của mọi người. Facebook biết những gì người dùng thích và có khả năng mua và bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo. Tuy nhiên, nhiều người đã lợi dụng dụng thuật toán tương tác để truyền bán nội dung dối trá và thù địch.

Thay đổi

Bây giờ, công ty công nghệ đang đau đầu với các nút này và tranh luận về việc loại bỏ chúng. Năm 2022, Meta đã đổi tên dòng trạng thái News Feed trên Facebook của mình. Đây chính là phần mà người dùng cuộn lên để xem thông tin từ bạn bè và gia đình chia sẻ. Hiện tại, dòng trạng thái này sẽ được gọi là “Feed”. Cái tên “News Feed” đã có từ khi Facebook giới thiệu tính năng đầu tiên của mình hơn 15 năm trước.

Có thể thấy, Meta hay Facebook đang từ bỏ hoàn toàn mô hình “bạn bè và gia đình” để cạnh tranh với TikTok.

Trên Youtube, Lincoln W Daniel đã đề cập đến cách Facebook có thể giành lại người dùng của mình sau một thập kỷ bê bối, đó là quay trở lại mô hình bạn bè và gia đình đã giúp họ thành công ngay từ đầu. 

Thay vào đó, Facebook và Instagram đang xoay trục để trở thành bản sao của TikTok trong khi đó Mark Zuckerberg đổ nguồn tiền khổng lồ trong lịch sử vào một dự án metaverse nhàm chán mà không ai muốn.

Meta muốn bắt chước TikTok bằng cách cung cấp nội dung video dạng ngắn hay ngắn gọn nhất là giải trí.

Giải trí

Trong chiến tranh cổ đại, nếu bạn muốn đánh chiếm một thành phố, bạn phải chọc thủng những bức tường cao chót vót và chinh phục nó từ bên trong.

Các thiên tài quân sự lợi dụng nội chiến để dụ dân mở cổng thành ra đánh nhau. Không có công sự phòng thủ để ẩn nấp phía sau, một thành phố sẽ bị tiêu diệt. Điều này cũng tương tự như những gì đang xảy ra trong thế giới công nghệ.

Kể từ khi thành lập, hiệu ứng mạng (Network effect) đã làm tăng chi phí chuyển đổi cho các trang truyền thông xã hội. Hiệu ứng mạng xảy ra khi trên một thị trường, càng nhiều người mua một tài sản thì tài sản đó càng có giá trị. Đối với mạng xã hội, càng nhiều sử dụng một nền tảng, thì giá trị của nền tảng càng tăng

Bạn vẫn lựa chọn sử dụng Facebook trải qua vô số vụ bê bối bởi vì tất cả bạn bè của bạn đều ở đó. Rời khỏi nền tảng có nghĩa là bỏ lại những liên hệ quý giá của bạn.

TRong khi đó, YouTube và TikTok là các trang giải trí; Facebook, Twitter và Instagram là các trang truyền thông xã hội, giữa hai khái niệm này tồn tại một sự khác biệt to lớn.

Không có ai lựa chọn YouTube hoặc TikTok vì bạn bè của họ ở đó. Youtube và Tiktok là nơi bất cứ ai cũng có thể tìm thấy giải trí từ người dùng khác.

Facebook theo đuổi nghệ thuật kết nối mọi người. Tuy nhiên, khi loại bỏ News Feed – di tích cuối cùng của mô hình “bạn bè và gia đình” – liệu Facebook còn lại gì?

Cuộc cạnh tranh

Sự cạnh tranh trong giải trí sẽ cao hơn đáng kể. Facebook, Instagram và Twitter sẽ không thể cạnh tranh với YouTube và hàng tá ứng dụng nhái TikTok.

Cổ phiếu của các công ty công nghệ như Meta, Twitter bắt đầu giảm khi TikTok đạt 1 tỷ người dùng vào tháng 9/2021.

Facebook đang cố gắng để nắm bắt người dùng mới. Danh tiếng xuống dốc của Meta khiến người trẻ tuổi không mặn mà tham gia. Sau khi tận hưởng gần một thập kỷ với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến độc quyền, Netflix hiện phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mới như Peacock, Paramount+ và Amazon Prime.

Meta và Twitter đã bước vào vòng xoáy tử thần .

Liệu rằng những công ty truyền thông xã hộ này sẽ lựa chọn quay trở lại với mô hình “bạn bè và gia đình”.

Exit mobile version