VN-Index cần thêm nhiều động lực để có thể thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Chốt phiên 2/2/2023, VN-Index giật quanh tham chiếu, sàn HOSE ngập trong biển lửa
VN-Index giảm 0.44 điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 4 phiên liên tiếp bị đạp mạnh xuống vùng 1.050 điểm. VN-Index tạo đáy sâu và mức phục hồi trong những phút cuối khoảng 6,7 điểm, không đủ để vượt tham chiếu.
Nối tiếp cú rơi của ngày 2/2/, hôm nay VCB là trụ đỡ chính của thị trường khi đóng góp tới 2,9 điểm vào VN-Index, SAB và NVL tăng nhẹ 0,87 và 0,38 điểm. Tuy nhiên, cú rớt đáng sợ khiến VN-Index rung lắc là GAS, SSB, TCB lần lượt lấy đi 0,84; 0,79; 0,76 điểm.
VIB có cú nhảy 1,04% đợt cuối, tăng tổng cộng 2,97% so với tham chiếu. OCB thậm chí bay cao 3,19% trong đợt ATC. NVL, PLX, VHM là các mã khác có diễn biến tăng cuối cùng.
Khối ngoại thu mua ròng 374 tỷ trên sàn HOSE. Lượng tiền mua ròng hơn 2 tháng nay của khối ngoại đã giúp thị trường cả về thực chất lẫn tâm lý. Phía bán ròng không có mã nào đáng kể.
VN-Index giảm 4,4 điểm sau khi đã giảm 7 điểm trong phiên chiều. Số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá đã có sự đổi chiều khi tỷ lệ là 185 (9 cổ phiếu trần)/216 (2 cổ phiếu sàn). Rổ VN30 rớt tới 7,78 điểm (0,71%) còn 1.085 điểm. Chỉ có hơn 5.500 tỷ rót vào thị trường tính tới 2h45 phút.
Hôm nay dòng tiền rót vào VN-30 chiếm khoảng 50% lượng tiền vào HOSE so với con số bình quân khoảng 30-40% nhưng ngần ấy vẫn không cứu vớt nổi cú sập điểm.
Đáng chú ý, nếu như MWG có pha biến hình ấn tượng tăng gần 6% trong ngày giao dịch 2/2 thì đến hôm nay đối diện với mức giảm sâu 2,64%, SVC cũng đang giảm sâu 5,46%.
HNX-Index chạy quanh vùng tham chiếu ngay khi bắt đầu giao dịch trong phiên chiều, HNX-Index mang sắc đỏ.
Vì sàn HNX chủ yếu Mid cap và Small Cap, những mã Large Cap thuộc HNX chỉ bằng với Midle Cap của sàn HOSE. Trong 15 phút cuối chốt phiên, BSR, MCH, MSR, OIL, QNS, SIP, TVN, VGI, VTP có mức tăng không đáng kể.
UPCoM hồi sức nhưng trên nhóm Large Cap chẳng mấy vui vẻ khi chứng kiến sự giảm sâu của BSR, KLB, MSR, OIL, SIP, TVN, VGI, VTP.
Bảo hiểm vẫn ở mức tăng không thực sự nổi bật. Ở nhóm này, ngoại trừ BIC, BVH, MIG gây bất ngờ khi giảm hơn 3%, thì có nhiều tên tuổi khác tăng giá nhẹ 0,8 – 1% như AIC, BMI, PRE, VNR, BLI.
Chú ý thông tin ngày 3/2/2023
DGC – CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang – Đã thông qua kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu thuần hợp nhất hơn 3.111 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 1.123 tỷ đồng. Trong quý I/2023, DGC thông báo kết quả với doanh thu hợp nhất 2.578 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng.
Liên quan đến DGC, Tập đoàn này cũng đã thông qua việc mua 51% cổ phần của CTCP Ắc quy Tia Sáng, tương đương hơn 3,44 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong năm 2023, với giá không vượt quá 39.200 đồng/cổ phiếu.
VNZ – CTCP VNG – Quý 4/2022 doanh thu thuần tăng nhẹ 6% so với lên 2.037 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 40% quý cùng kỳ lên 45%. Tuy nhiên, chi phí đã nhấn chìm lợi nhuận VNZ lỗ sau thuế hơn 547 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 267 tỷ cùng kỳ.
DXS – CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh – DXS lỗ sau thuế gần 137 tỷ đồng quý 4/2022, kéo lùi thành quả lợi nhuận cả năm xuống còn 535 tỷ đồng.
S4A – CTCP Thủy điện Sê San 4 – Ngày 21/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 2021, ngày đăng ký cuối cùng là 22/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 6%, thanh toán bắt đầu từ ngày 15/3/2023.
HVN – Tổng CTCP Hàng không Việt Nam – Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có công văn lưu ý về nguy cơ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines do tình trạng thua lỗ trong ba năm liên tiếp.
Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đang âm khoảng 10.200 tỷ đồng trong khi đầu năm vẫn dương 500 tỷ đồng.
SCS – CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn – Đã thông qua việc phát hành 505.000 cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt với giá 26.000 đồng/cổ phiếu.
VDP – CTCP Dược phẩm Trung ương Vidipha – Ngày 14/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2022, ngày đăng ký cuối cùng là 15/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 18/5/2023.
BAB – Ngân hàng TMCP Bắc Á – Đã thông qua phương án phát hành hơn 122 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông theo tỷ lệ 15%, với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian đăng ký nhận mua từ 22/2 đến 14/3/2023.
PRE – Tổng CTCP Tái Bảo hiểm PVI – CTCP PVI (PVI) Công ty mẹ đã thông qua việc mua thêm hơn 2 triệu cổ phiếu PRE chưa phân phối hết trong đợt phát hành tăng vốn năm 2022 của PRE. Dự kiến giao dịch thành công, PVI sẽ nâng sở hữu tại PRE lên hơn 84,65 triệu cổ phiếu.
KLF – CTCP Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu CFS – Đã thông qua việc thoái toàn bộ vốn sở hữu, tương ứng tỷ lệ 23,48%/vốn tại Công ty TNHH Hải Châu. Thời gian thực hiện trong quý I/2023.
PTL – CTCP Victory Capital – Đã thông qua việc chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 02 nhà đầu tư chiến lược và 04 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 1/2023. Số tiền dự thu 1.000 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để góp vốn vào 2 công ty con nhằm đầu tư mở rộng quỹ đất.
HPX – CTCP Đầu tư Hải Phát – Ngày 1/2/2023, ông Đỗ Quý Hải đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 1,48 triệu cổ phiếu HPX. Đồng thời, bà Chu Thị Lương bị “call margin” gần 1,21 triệu đơn vị. Theo đó, tổng số cổ phiếu HPX của ông Hải cùng các thành viên khác trong gia đình bị bán giải chấp đã lên mức xấp xỉ 73 triệu đơn vị, tương đương gần 24% vốn.
HHV – CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả – Ông Phạm Đình Thắng, nhà đầu tư cá nhân đã mua vào 9,5 triệu cổ phiếu HHV, tương ứng tỷ lệ 3,09% vốn trong ngày 18/1. Sau giao dịch, cá nhân này đã nâng mức sở hữu từ 7,81 triệu đơn vị (2,54%) lên 17,31 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,62% vốn) và trở thành cổ đông lớn của HHV.
CAN – CTCP Đồ hộp Hạ Long – Ông Nguyễn Văn Mạnh đã bán 109.900 cp trong số hơn 290.100 cp CAN đang nắm giữ (tỷ lệ sở hữu 5,8%), chính thức không còn là cổ đông lớn của Công ty từ ngày 18/01/2023 khi tỷ lệ sở hữu giảm xuống còn 3,6% (180.200 cp).
VIB – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Bà Đặng Minh Trang, con của ông Đặng Văn Sơn – Phó chủ tịch HĐQT đăng ký mua 3,5 triệu cổ phiếu VIB, tỷ lệ 0,166% từ ngày 08/2 đến 06/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, bà Trang chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VIB nào.
POM – CTCP Thép Pomina – Bà Trương Geb Đỗ Thị Cẩm Hương, chị của ông Đỗ Tiến Sĩ – Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ hơn 2,48 triệu cổ phiếu POM, tỷ lệ 0,89%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 06/2 đến 07/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
CAG – CTCP Cảng An Giang – Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hùng Anh, cổ đông đăng ký bán 200.000 cổ phiếu CAG từ ngày 03/2 đến 03/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, cổ đông trên đang nắm giữ hơn 538.000 cổ phiếu CAG, tỷ lệ 3,9%.
ViMoney tổng hợp
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác