Bắc Kinh – Tình trạng thiếu hụt than của Trung Quốc đang được xoa dịu nhờ vào các chính sách mới của chính phủ, ngân hàng đa quốc gia Úc cho biết trong một báo cáo vào thứ Ba.
- Số tỉnh của Trung Quốc bị thiếu hụt điện đã giảm xuống còn 2 tỉnh vào giữa tháng 10, giảm so với con số 18 vào đầu tháng, theo báo cáo của Ngân hàng đa quốc gia Úc.
- Các nhà phân tích cho biết: “Số lượng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá có lượng than tồn kho ở mức thấp nguy hiểm (dưới 7 ngày) đã giảm đến 90% trong khung thời gian cùng kì.”
- Chính quyền Trung Quốc đã cho phép sản xuất và nhập khẩu thêm nhiều than, đồng thời ngăn chặn tình trạng lạm phát giá than tăng vọt.
Theo báo cáo, số lượng các tỉnh của Trung Quốc bị thiếu hụt điện trầm trọng đã giảm xuống con số 2 vào giữa tháng 10 – giảm so với 18 tỉnh vào đầu tháng, ngân hàng cho hay điều đó xảy ra là do sự thiếu hụt giữa lượng cung so với lượng cầu, con số này vào khoảng hơn 10%.
Các nhà phân tích cho biết: “Số lượng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá có lượng than tồn kho ở mức thấp nguy hiểm (dưới 7 ngày) đã giảm đến 90% trong khung thời gian cùng kì.”
Tình trạng thiếu hụt than của Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn vào tháng 9, khiến cho chính quyền địa phương phải cấp rút thông báo cắt điện cho nhiều nhà máy. Kết quả là, sản lượng của các nhà máy sụt giảm, khiến cho một số nhà kinh tế phải xem xét lại dự báo về mức tăng trưởng GDP.
Chỉ số Quản lí sức mua (PMI) – chỉ số đo lường hoạt động sản xuất, đã bị thu hẹp trong tháng 9 và tháng 10. GDP đạt được trong quý III thấp hơn so với dự đoán của các nhà phân tích và nhiều ngân hàng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cả năm.
Tuy nhiên, kể từ những tuần đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã tìm cách giải quyết tình trạng thiếu hụt than bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ giải quyết tình trạng đầu cơ giá than trong tương lai đến cho phép sản xuất thêm nhiều số lượng. Bất chấp áp lực đạt được các mục tiêu về giảm lượng khí thải carbon ra môi trường, cơ quan kế hoạch kinh tế quốc gia Trung Quốc đã chỉ ra 20 tỉnh không đạt được mục tiêu vào tháng 8.
Sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc
Tình trạng thiếu hụt điện đã ngay lập tức khiến các nhà chức trách phải đề ra một cách tiếp cận khác trong vấn đề phát triển than nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng.
Vào giữa tháng 10, Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cho biết các tổ chức tài chính không nên “mù quáng” cắt giảm các khoản vay cho các dự án than, theo bản dịch của CNBC dựa trên các bình luận.
Cùng thời điểm đó, Cục Quản lý Nhà nước Trung Quốc về khai thác mỏ than cho biết sản lượng than quốc gia có thể tăng khoảng 600 tấn mỗi ngày, với tổng sản lượng là 55 triệu tấn trong quý IV.
Trung Quốc cũng mua thêm than để bù đắp cho sự thiếu hụt. Việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của quốc gia này đã tăng lên 76% vào tháng 9 so với một năm trước.
Số lượng than đá nhập khẩu, nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất điện năng, đã tăng lên – đặc biệt là từ Nga và Indonesia
Ngăn chặn tình trạng lạm phát giá than
Giá than đá giao dịch trong ngày của Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu đã tăng gấp 3 lần kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2020 đến ngày 19 tháng 10 năm nay. Nhưng kể từ khi đạt mức giá kỉ lục 1.982 NDT (310 đô)/tấn, giá than đá đã tụt giảm hơn 50% theo trang Wind Information.
Kể từ khi nhà nước Trung Quốc ấn định giá điện năng, các nhà sản xuất điện đã gặp phải khó khăn trong các hoạt động do chi phí tăng cao chịu ảnh hưởng bởi sự tăng vọt của giá than.
Vào giữa tháng 10, các nhà hoạch định kinh tế quốc gia Trung Quốc cho biết họ sẽ cho phép thị trường đóng vai trò lớn hơn trong việc thiết lập giá điện năng và liên tục nói trong vài tuần qua rằng việc đó sẽ ngăn chặn tình trạng lạm phát giá than.