Toàn cảnh ồn ào Lê Diệp Kiều Trang và dự án gọi vốn “nhập nhằng” 7 triệu USD

Toàn cảnh ồn ào Lê Diệp Kiều Trang và dự án gọi vốn “nhập nhằng” 19,5 triệu USD

Cái tên Lê Diệp Kiều Trang trở thành chủ đề được nhắc đến với tần suất lớn khi siêu dự án 19,5 triệu USD bị chấm dứt hoạt động. 

Đội lái chứng khoán là gì? Điểm danh các đội lái “nổi tiếng” trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lê Diệp Kiều Trang là ai?

Lê Diệp Kiều Trang (1980) gắn liền với những dự án startup đình đám cùng với gia thế “không phải dạng vừa” khi bố và anh trai là những tên tuổi có tiếng trên thương trường. 

Bố của start-up đình đám là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty Cao su miền Nam (Casumina), anh trai Lê Trí Thông là CEO CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Trước đó, ông Thông đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á.

Lê Diệp Kiều Trang từng theo học tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM sau đó theo học đại học Oxford. Ngoài ra, bà Trang cũng đã hoàn thành chương trình MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusettes (MIT) ở Mỹ.

Sau khi tốt nghiệp ở MIT, Lê Diệp Kiều Trang đã làm việc tại công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới là McKinsey.

Với profile siêu khủng cùng bệ phóng gia đình, bà Trang từng bước khởi nghiệp, được nhiều người biết đến với vai trò Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc tài chính của Misfit Wearables chuyên phát triển thiết bị theo dõi sức khỏe và công nghệ nhà ở. 

Vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang.

Dự án thành công ngoài mong đợi đưa tên tuổi bà Trang của Lê Diệp Kiều Trang bay xa. Sau đó, Tập đoàn Fossil đã mạnh tay chi 260 triệu USD để mua lại công ty này. Có thời điểm, bà Trang đảm nhiệm vị trí CEO Fossil Việt Nam. 

Năm 2018, Lê Diệp Kiều Trang nắm giữ vị trí CEO Facebook Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Facebook thay đổi nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật, chính sách,…Lê Diệp Kiều Trang (Christy Le) đã tuyên bố rút lui khỏi mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Năm 2020, bà Kiều Trang cùng chồng là Sonny Vũ tham gia vào công ty khởi nghiệp Arevo – chuyên cung cấp giải pháp in 3D bằng sợi carbon, với sản phẩm đầu tiên là xe đạp. 

Dự án đã thành công khi huy động hơn 7 triệu USD từ cộng đồng trên Indiegogo và 25 triệu USD từ các nhà đầu tư.

Cuối tháng 1/2021, bà Lê Diệp Kiều Trang có trong tay giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy in 3D bằng sợi carbon tại khu công nghệ cao TP.HCM. Dự án có tổng vốn đầu tư 19,5 triệu USD, dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 trong quý IV năm 2022 và hoạt động trong năm 2025. 

Sản phẩm xe đạp Superstrata do Arevo phát triển có giá từ 2.800 USD tới 3.500 USD (khoảng hơn 65 triệu đồng – hơn 82 triệu đồng). Cả hai website Indiegogo (phát triển dự án Superstrata) và Superstrata đều đã “đóng băng” các mục liên quan đến mẫu xe đạp trên, ngừng nhận tài trợ và khóa mục đặt mua xe đạp.

Scandal Arevo – nhập nhằng “gọi vốn” và “tài trợ”

Sản phẩm xe 3D của vợ chồng bà Kiều Trang khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Sản phẩm được phát triển bởi ông Sonny Vũ được giới thiệu là chiếc xe có trợ lực kép đầu tiên trên thế giới và đang trong giai đoạn nguyên mẫu, chưa sản xuất.

Trên trang Indiegogo dự án mẫu xe đạp Superstrata đã ghi nhận thu được hơn 7 triệu USD từ cộng đồng người dùng đóng góp. Tuy nhiên, dự án này đang trong tình trạng “đóng cửa”.

Dự án hiện đang bị cáo buộc “lừa đảo” từ một số người đã tham gia quá trình gọi vốn nhưng không nhận được xe, hoặc nhận sản phẩm không đạt chất lượng. 

Theo giải thích của bà Trang, sản phẩm xe đạp vẫn trong giai đoạn R&D (nghiên cứu và phát triển), chưa được sản xuất. 

Về phía Arevo, họ đã không đưa ra lời giải thích, không phản hồi thắc mắc của khách hàng. Bên cạnh đó, phía Arevo cũng không có cập nhật thêm thông tin về dự án trong thời gian dài, thời gian giao hàng liên tục bị dời lại vô thời hạn.

Arevo có lừa đảo hay không? Theo lý thuyết là không. 

Bà Trang giải thích trên báo Thanh Niên: “Arevo kêu gọi cộng đồng tài trợ cho dự án, nghĩa là tặng cho dự án một khoản tiền, để công ty có đủ nguồn lực nghiên cứu phát triển sản phẩm. Doanh nghiệp làm ra thành phẩm sẽ “tặng” lại cho các nhà tài trợ những sản phẩm đầu tay của mình. Người tài trợ trước khi ủng hộ tiền đều đã đồng ý với Indiegogo”.

Đây còn được gọi là hình thức reward-based crowdfunding (tạm dịch gọi vốn theo hình thức trả thưởng).

Trên website Indiegogo có thông báo nhắc nhở chủ tài khoản rằng: “Gọi vốn cộng đồng không phải là hoạt động mua sắm. Đóng góp của bạn là một cách để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng không đảm bảo sẽ nhận lại vật phẩm”. Số tiền thành viên bỏ ra được xác định là tài trợ vốn, có thể lấy lại hoặc không, đó là thông tin đã được nền tảng cảnh báo trước khi bấm xác thực chuyển tiền.

Các thành viên tham gia hoạt động này được gọi là “backer”, trong trường hợp dự án thành công, họ sẽ nhận được phần quà/sản phẩm từ phía doanh nghiệp thay cho lời cảm ơn. Tuy nhiên, nếu dự án thất bại, kế hoạch trả phần quà sẽ không được thực hiện. 

Thông thường, các chủ dự án sẽ đứng ra xin lỗi hoặc tìm cách đền bù cho những người góp vốn. Về cơ bản, hình thức góp vốn cộng đồng này khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam và chưa có khung pháp lý cụ thể. 

ViMoney tổng hợp

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version