Tổng kết Tuần 14-18/03/2022: Thanh khoản đi xuống, thị trường tiếp tục giằng co

VN-Index khởi đầu tuần rung lắc mạnh nhưng đã kịp phục hồi ở những phiên còn lại để kết phiên với mức tăng gần 3 điểm. Khối lượng giao dịch trong tuần vừa rồi giảm đáng kể so với tuần trước cho thấy nhà đầu tư vẫn đang đứng ngoài quan sát đợi những tín hiệu mua rõ ràng hơn để giải ngân.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 14-18/03/2022

Giao dịch: Trong phiên cuối tuần, VN-Index tăng 7.76 điểm, kết thúc ở mức 1,469.10 điểm; HNX-Index giảm 5.05 điểm, lên mức 451.21 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng nhẹ tổng cộng 2.56 điểm (+0.17%), trong khi đó, HNX-Index tăng tổng cộng 9.01 điểm (+2.04%).

Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE hơn 686 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 18.80% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 103 triệu cổ phiếu/phiên, giảm mạnh 26.55%.

Xung đột leo thang tại Ukraine, quyết định phong tỏa thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc và giai đoạn thiếu thông tin hỗ trợ đã khiến cho thị trường có một khởi đầu tiêu cực, khi sụt giảm mất hơn 20 điểm. Tuy vậy, đây cũng là phiên giảm duy nhất trong tuần vừa rồi, VN-Index sau đó đã có cho mình liên tiếp 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Đà phục hồi này đã giúp chỉ số lấy lại hết những điểm giảm trong phiên ngày thứ 2 (14/03/2022) và kết thúc cả tuần với sắc xanh nhẹ hơn 2 điểm. VN-Index tạm dừng chân ở mức 1,469.10 điểm.

Xét theo mức độ đóng góp, BID, VJC, BCM và DIG là những mã có ảnh hưởng tốt nhất đến VN-Index trong tuần qua, đóng góp tổng cộng hơn 6 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, GAS, MSN và HPG đã kéo giảm VN-Index xuống gần 5 điểm.

Nhóm ngành khai khoáng sau thời gian bay cao đã có một tuần giao dịch chìm trong sắc đỏ, nhóm này trong tuần qua giảm 4.46%. Diễn biến giá dầu thô WTI tiếp tục sụt giảm và có thời điểm rớt khỏi mốc 100 USD/thùng là yếu tố chính tác động đến các cổ phiếu dầu khí đang giao dịch trên sàn. Cổ phiếu PVS giảm 5.69%, OIL giảm 7.88%, PVB giảm 5.28%, BSR rớt 4.35% giá trị,…

Theo phương án cuối cùng mà Bộ Y tế thông qua, khách quốc tế đến Việt Nam khi nhập cảnh chỉ cần có kết quả xét nghiệm âm tính là có thể đi lại, tham quan, không cần chứng nhận đã tiêm vắc xin, không phải cách ly. Quyết định này có thể được coi là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự trở lại của ngành du lịch. Một số cổ phiếu trong nhóm dịch vụ lưu trú đã có cho mình nhiều phiên tăng hết biên độ. Xét cho cả tuần, cổ phiếu OCH tăng tổng cộng hơn 10%, NVT bật mạnh gần 40%, VNG tăng nhẹ gần 1%,…

Nhiều cổ phiếu xây dựng cũng đồng loạt tăng tốt trong tuần giao dịch vừa rồi, giúp cho nhóm này tăng cả tuần ở mức 1.66%. Những cái tên hàng đầu như BCG, SCG, TCD hay CTD cùng nhau kết phiên tuần trong sắc xanh, với mức tăng cả tuần bình quân hơn 5%.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 1,039 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng gần 1,067 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 28 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là HTN và HUT

HTN tăng 18.19%: Cổ phiếu HTN có phiên giao dịch ấn tượng khi bật tăng mạnh hơn 18%, tiến lên vùng đỉnh cũ tháng 01/2022. Cùng với đó, khối lượng giao dịch tăng mạnh trong tuần và liên tục nằm trên đường trung bình 20 ngày gần nhất, thể hiện dòng tiền đang ủng hộ cho đà tăng của cổ phiếu này.

HUT tăng 26.56%: Cổ phiếu HUT đang có giai đoạn tăng giá ấn tượng. Trong tuần qua, giá cổ phiếu tiếp tục bật tăng mạnh mẽ với mức tăng gần 27%. Cùng với đó là khối lượng giao dịch của cổ phiếu cũng vô cùng dồi dào khi liên tục nằm trên đường trung bình 20 ngày gần nhất.

Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là

TSC giảm 14.03%: TSC bắt đầu tụt dốc từ đỉnh cho đến nay. Tính trong tuần này, giá cổ phiếu TSC đã sụt giảm hơn 14%. Dòng tiền cũng có xu hướng yếu đi khi có sự sụt giảm mạnh.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

TUYÊN BỐ TỪ CHỐI TRÁCH NHIỆM: Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không cấu thành lời khuyên về đầu tư.

Nguồn: ViMoney tổng hợp

Exit mobile version