Thư viện crypto: Top 10 xu hướng định hình kỷ nguyên công nghệ tương lai

Top 10 xu hướng công nghệ mới định hình kỷ nguyên công nghệ

AI, máy tính lượng tử, thực tế ảo và các chương trình giả lập là những xu hướng công nghệ mới trong tương lai, đặc biệt tiềm năng với những start-up.

Top 5 công cụ AI Prompt hot nhất năm 2023

Công nghệ là một công cụ có sức ảnh hưởng thay đổi tương lai. Nó đã khiến cuộc sống hàng ngày trở nên phong phú theo nhiều cách khác nhau, giúp các ngành công nghiệp gia tăng năng suất, kéo gần mọi khoảng cách địa lý,….

Trí tuệ nhân tạo (AI), Machine Learning (ML), robot, mạng 5G,… đã định hình lại bản đồ các ngành công nghiệp, mở ra kỷ nguyên mới và thay đổi quan điểm, cái nhìn về cuộc sống.

Chẳng hạn như, y học đã cho phép công nghệ tham gia vào các liệu trình trị liệu dành riêng cho nhóm bệnh đặc thù, các phương tiện giao thông không người lái giảm thiểu tỷ lệ tai nạn và giúp ích người dùng trong việc di chuyển.

Song, công nghệ đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, với việc lập kế hoạch và quản lý hiệu quả, công nghệ có thể tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn dành cho con người.

1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML)

AI và ML đang dần thay đổi cách thức tương tác của người dùng với công nghệ. Các nhà khoa học đang đẩy mạnh việc tự động hóa, tạo ra các cỗ máy thông minh để đưa vào ứng dụng trong các lĩnh vực như sức khỏe, tài chính, vận tải.

Machine Learning là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kĩ thuật cho phép các hệ thống “học” tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể. Các thuật toán của ML là các chương trình máy tính có khả năng học hỏi về cách hoàn thành các nhiệm vụ và cách cải thiện hiệu suất theo thời gian.

Ngoài ra, AI và ML có thể ứng dụng trên blockchain cùng nhiều mục đích khác nhau: Phát hiện gian lận, phân tích rủi ro, dự đoán kết quả.

Các thuật toán của AI và ML có thể phân tích một lượng lớn data blockchain nhằm phát hiện những điều bất thường, đồng thời dự đoán được xu thế tương lai. AI và ML cũng được ứng dụng để tự động hóa các quy trình thực hiện hợp đồng thông minh và bảo vệ tài sản.

2. Quantum computing

Hệ thống máy tính lượng tử có thể giúp chúng ta giải quyết được các vấn đề mà máy tính truyền thống không thể thực hiện được. Chúng sử dụng các qubit để thực hiện cùng một lúc các phép toán với tốc độ theo cấp số nhân so với máy tính thông thường.

Đặc biệt trong lĩnh vực bảo mật, máy tính lượng tử có thể ứng dụng nhằm phá vỡ các password hiện được coi là an toàn trên hệ thống máy tính truyền thống.

3. Công nghệ Blockchain

Công nghệ Blockchain ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, tiền điện tử chỉ là một phần nhỏ trong vũ trụ này. Blockchain ứng dụng hữu hiệu nhất là tạo ra cryptocurrencies – tương tự như Bitcoin có thể được sử dụng làm phương tiện trao đổi thông tin.

Blockchain cung cấp hệ thống quản lý phi tập trung minh bạch, có mức độ tin cậy cao cho phép thực hiện các giao dịch nhanh chóng, an toàn đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, sức khỏe và chuỗi cung ứng.

4. Internet of Things (IoT)

Một trong những điều được quan tâm chính là M2M Economy và thiết bị Internet vạn vật (IoT) phi tập trung có thể đạt giá trị từ 5.500 tỷ USD đến 12.600 tỷ USD vào đầu thập kỷ tới.

Nền kinh tế M2M là một nền tảng mà các máy móc thông minh, độc lập, được kết nối mạng và độc lập về kinh tế, đóng vai trò là đối tượng tham gia, thực hiện các hoạt động cần thiết mà không cần sự can thiệp của con người. Hệ sinh thái phát triển này sẽ được thực hiện nhờ số lượng thiết bị Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) ngày càng tăng cùng sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI).

Khi mọi người ngày càng quan tâm đến việc sở hữu và kiếm tiền dựa trên data base của họ, thì blockchain cùng các thiết bị thông minh sẽ trình diễn những điểm mạnh này, có thể đề cập đến hợp đồng thông minh, ​dự án không dây phi tập trung và cloud.

5. Sinh trắc học (Biometrics)

Sinh trắc học có liên quan đến việc sử dụng các đặc điểm vật lý cơ thể hoặc hành vi như dấu vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt (Face ID) để nhận dạng và xác thực chủ thể. Sinh trắc học rất tiềm năng và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, metaverse và pháp luật.

6. Mạng 5G

Thế hệ tiếp theo của mạng không dây – mạng 5G (5th Generation – hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G). Mạng 5G có tốc độ đáng kinh ngạc. Theo lý thuyết tốc độ 5G có thể đạt đến 10 Gbp/s (gigabit/giây) thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng ngoài phủ sóng trực tiếp, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbp/s. Với tốc độ như thế này, người dùng có thể tải bộ phim dài 2 tiếng đồng hồ trong khoảng thời gian gần 10 giây.

Mạng 5G có thể kích hoạt các hoạt động từ xa và ứng dụng xây dựng mạng lưới giao thông thông minh.

7. Thực tế tăng cường (AR-Augmented Reality) và thực tế ảo (VR- Virtual Reality)

Thực tế tăng cường mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, tuy nhiên trong không gian đó đã được chèn thêm các chi tiết ảo nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Ví dụ như game Pokemon GO nổi đình đám một thời, đối với tựa game Pokemon GO người chơi sẽ quan sát và điều khiển các Pokemon trong game ngay trên màn hình điện thoại. Điểm đặc biệt là không gian xung quanh các Pokemon được lấy từ hình ảnh thực tế do camera thu được.

Còn VR? Thực tế ảo tạo ra các mô phỏng tương tự như thế giới thực, đưa người xem bằng máy tính, kính chuyên dụng và các tiện ích xúc giác như tai nghe và găng tay.

AR và VR đều có nhiệm vụ nâng cao trải nghiệm người dùng trong các lĩnh vực khác nhau như game, giải trí, giáo dục, đặc biệt trong mảng metaverse. Người dùng có thể tương tác giữa hai thế giới thực ảo bằng công nghệ VR.

Trong lĩnh vực bán lẻ, VR có thể tạo màn hình sản phẩm ảo, đối với du lịch là tạo ra các chuyến tham quan tới các địa điểm ảo. Công nghệ VR không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giải trí, nó còn được sử dụng rộng rãi để đào tạo, giáo dục, khoa học và điều trị căng thẳng sau chấn thương.

8. Điện toán biên (Edge Computing)

Điện toán biên về bản chất là một dạng điện toán đám mây trong đó điện toán được phân phối trên các thiết bị thay vì ở một vị trí, trên cái được gọi là “máy chủ gốc” trong điện toán đám mây. Thay vì phân tán dữ liệu đến máy chủ, EC xử lý ở phạm vi biên của mạng. Điều này làm nó EC phù hợp với các ứng dụng phương tiện không người lái và thành phố thông minh.

Với tốc độ xử lý data ấn tượng thông qua các cảm biến giữa phương tiện theo thời gian thực EC có thể ở ngoài mạng, cho phép phương tiện tự động đưa ra các quyết định chính xác, nhanh nhạy, cải thiện mức độ an toàn khi di chuyển trên các luồng giao thông khác nhau.

Công nghệ điện toán biên có thể cho phép các phương tiện không người lái hoạt động ngay cả ở những khu vực có kết nối kém vì nó có thể hoạt động độc lập với cloud.

9. Thực tế mở rộng (XR -Exetened Reality)

Thực tế ảo, thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp đều thuộc cuộc cách mạng kỹ thuật số của XR – phương tiện định hình tương lai.

Điều kiển từ xa: Điều này được thực hiện đơn giản hơn khi kết hợp với việc sử dụng công nghệ XR. Các nhóm làm việc từ khoảng cách xa có thể cộng tác trong một không gian làm việc ảo được chia sẻ bằng cách sử dụng VR, AR nhằm mang lại trải nghiệm thực tế như tương tác trực tiếp.

Đào tạo và giáo dục: XR có thể được sử dụng để tạo môi trường học tập nhập vai cho phép học sinh trau dồi khả năng của mình trong một môi trường an toàn. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong các ngành sản xuất và y tế.

Thiết kế và prototyping: Công nghệ XR cũng có thể được sử dụng để thiết kế và tạo mẫu sản phẩm. Chẳng hạn, các nguyên mẫu ảo có thể được tạo bằng VR, cho phép các nhà thiết kế xem và thử nghiệm các khái niệm của họ trong môi trường 3D.

Customer engagement: Thông qua XR, trải nghiệm tương tác được thêm 1 level mới đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và tương tác sản phẩm.

Khả năng tiếp cận: Khả năng tiếp cận đề cập đến việc thiết kế các sản phẩm và môi trường cho người khuyết tật. Công nghệ XR có thể giúp những người hạn chế về thể chất trải nghiệm các dịch vụ du lịch ảo.

10. Robotics

Robotics là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật chuyên về thiết kế, xây dựng và ứng dụng robot cơ khí. Mục tiêu của ngành Robotics là tạo ra các cỗ máy hiện đại, thông minh nhằm hỗ trợ các hoạt động công việc của con người, thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động hoặc với sự hướng dẫn của con người.

Việc sử dụng máy bay không người lái tự động để giám sát cây trồng là một ví dụ điển hình về ứng dụng robot trong nông nghiệp. Những máy bay không người lái này có thể được trang bị máy ảnh và cảm biến để thu thập data về cây trồng như tăng trưởng, độ ẩm của đất, tình trạng của cây trồng.

Các thuật toán sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra phương án sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu hiệu quả. Máy bay không người lái còn được ứng dụng trong việc thu hoạch, giảm tải sức lao động của con người và tăng năng suất, hứa hẹn sẽ giúp lĩnh vực nông nghiệp tăng sản lượng, phát triển bền vững.

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version