Top 5 sai lầm chết người khi ra mắt bộ sưu tập NFT 

Những người mới bước chân vào lãnh địa NFT cần nắm rõ một vài điều cơ bản khi trình làng các bộ sưu tập NFT mới.

Những người mới bước chân vào lãnh địa NFT cần nắm rõ một vài điều cơ bản khi trình làng các bộ sưu tập NFT mới. 

Thư viện crypto: NFT là nghệ thuật đích thực hay chỉ là sự cường điệu?

NFT đã phát triển nhanh chóng và phổ biến trong cộng đồng tiền điện tử, chúng có liên minh riêng, hệ sinh thái riêng độc lập và tiềm năng. Loại tài sản mới này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều hơn lợi ích đã có trước đó, trao quyền cho người dùng, giao dịch như một loại tài sản có giá trị lâu dài. 

Chính vì sự phát triển nhanh chóng của NFT, nhiều nghệ sĩ, nhà sáng tạo liên tiếp cho ra mắt các bộ sưu tập NFT nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng. 

Tuy nhiên, những người mới bước chân vào lãnh địa NFT cần nắm rõ một vài điều cơ bản khi trình làng các bộ sưu tập NFT mới. 

1. Kế hoạch và lộ trình 

Một dự án NFT thành công, điều cần thiết đầu tiên là kế hoạch chỉn chu và lộ trình rõ ràng. Nếu không có một sự chuyên nghiệp cần thiết, thì dự án không thể thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Nhiều bộ sưu tập NFT được quảng bá trên Twitter và các kênh truyền thông khác không có bất kỳ thông tin nào, đó có thể là một dự án scam, rug pull người dùng.  

2. Tính năng của bộ sưu tập NFT

NFT có thể mã hóa tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, duy mĩ và bền vững. Để NFT có giá trị lâu bền, ngoài tính thẩm mỹ, NFT đó cần phải có nhiều tính năng và quyền lợi như quyền quản trị, stake, kiếm phần thưởng, quy đổi thành tiền tệ cũng như tấm vé độc quyền truy cập vào các dịch vụ độc quyền. 

3. Tính tương tác

Dự án NFT thành công là khi mức độ tương tác với người dùng lớn. Nếu không có điều này, không có bất kỳ ai quan tâm đến bộ sưu tập NFT mới, đồng nghĩa với việc không có bất kỳ sự tín nhiệm nào giữa người dùng với nhà phát triển. 

Nhóm phát triển NFT cần phải tích cực hoạt động, giới thiệu bộ sưu tập  trên các phương tiện truyền thông xã hội, thường xuyên tổ chức AMA để thu hút người dùng, giải đáp thắc mắc dự án, cập nhật sự phát triển và các đối tác mới. 

4. Tính thực tiễn 

Thông thường, một bộ sưu tập NFT hoạt động hiệu quả hay không là do dự án có/không duy trì một nền tảng uy tín hỗ trợ khách hàng. 

Nếu không đủ lực duy trì một hệ thống như vậy có thể khiến sự tương tác của người dùng giảm mạnh, khiến các bộ sưu tập NFT tiếp theo không đạt hiệu quả. 

5. Độ hiếm và danh tiếng của NFT 

Tính hiếm, danh tiếng, chất lượng của NFT là yếu tố quyết định giá trị của NFT. Một bộ sưu tập NFT bình thường xuất hiện trong một thị trường bão hòa sẽ không làm nên tên tuổi. Để nổi bật hơn so với các đối thủ cùng phân khúc, NFT đó cần phải có độ hiếm nhất định để các nhà sưu tập cảm thấy hứng thú vì sở hữu một sản phẩm độc quyền. 

Kết luận

Sự phát triển nhanh chóng của NFT đã khiến chúng bước vào một cuộc chiến xác định tài sản độc nhất. Xuất hiện từ 2014, hiện tại, NFT vẫn đang trở thành cơn sốt đầu tư, một sự phổ biến cho việc mua-bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. 

Định giá thị trường, vào năm 2021, Grand View Research cho biết quy mô thị trường NFT toàn cầu hiện được định giá 15,54 tỷ USD, CAGR đạt 33,9% trong giai đoạn 2022-2030, dự kiến đạt 211,72 tỷ USD vào năm 2030.

Sự khan hiếm của các bộ sưu tập NFT tạo nên giá trị khổng lồ cho sản phẩm, điều này khác với các token có nguồn cung lớn. Theo lý thuyết, nguồn cung càng giảm thì tài sản đó càng tăng giá, chứng tỏ nhu cầu với NFT, coin đó tăng cao.

Mặc dù NFT đem lại tiềm năng trao quyền tự trị các nền kinh tế thuộc về người sáng tạo, song việc làm cách nào để các NFT này trở thành tài sản lâu dài là một thách thức lớn đối với đội ngũ phát triển dự án. 

Người sáng tạo NFT cần phải có một chiến lược phát hành chỉn chu, cụ thể tránh các lỗi cơ bản. Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc như: Lộ trình, tiện ích, thẩm mỹ, cộng đồng, hỗ trợ, những người sáng tạo NFT không chỉ tạo thành giá trị mà còn làm lớn mạnh hệ sinh thái tiền điện tử phong phú và lớn mạnh. 

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version