Top 5 xu hướng Web 3 đáng mong đợi trong năm 2023

Metaverse, NFT, mạng xã hội phi tập trung và khả năng ứng dụng Web 3 là những xu hướng lớn được kỳ vọng trong năm 2023.

Web 3 là thế hệ thứ ba của các dịch vụ Internet kết nối dữ liệu với nhau theo cách phi tập trung để mang lại trải nghiệm người dùng nhanh hơn và được cá nhân hóa hơn. Web 3.0 được xây dựng bằng trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning) và web ngữ nghĩa (Semantic Web), đồng thời sử dụng hệ thống bảo mật blockchain để giữ cho thông tin được an toàn và bảo mật.

Mục tiêu quan trọng của Web 3 là xây dựng một mạng internet không bị chi phối bởi các công ty lớn như Google và Facebook và trao quyền vào tay người dùng.

Trong bài viết dưới đây, Vimoney sẽ chia sẻ một số xu hướng sẽ định hình tương lai của Web3 vào năm 2023.

Metaverse

Hiện tại, metaverse là một chủ đề nóng với nhiều doanh nghiệp từ Facebook đến Microsoft, tất cả đều lên kế hoạch về tương lai tiếp theo của Internet. 

Sandbox và Decentraland có lẽ là hai ngôi sao sáng nhất khi đề cập đến nền tảng metaverse phi tập trung. Dữ liệu trong thế giới kỹ thuật số này lưu giữ trên blockchain — cụ thể là blockchain Ethereum, đại diện cho một cơ sở dữ liệu phi tập trung an toàn, nơi các node độc lập có thể tương tác trong một mạng duy nhất. 

Công nghệ blockchain mang lại khả năng lưu trữ và truyền tải dữ liệu an toàn thông qua khóa ủy quyền cá nhân ở dạng mã hóa. Bên cạnh đó, không có cá nhân, tổ chức trung gian kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trên nền tảng metaverse, điều này giúp giải quyết vấn đề quyền lực tập trung của Web 2.

Môi trường ảo phi tập trung là một thành phần quan trọng của Web3 trong thập kỷ tới và chúng ta có thể mong đợi điều đó có thể thành hiện thực vào năm 2023.

NFT tiện ích

NFT là một loại tài sản số hiện diện trên một blockchain, tức là bản ghi nhận các giao dịch trên máy tính kết nối mạng. Chuỗi số đóng vai trò như một sổ cái chung, cho phép mọi người xác minh tính xác thực của NFT lẫn chủ sở hữu.

Không giống với các vật thể số có thể tái sản xuất vô hạn khác, mỗi NFT có chữ kí số riêng biệt, đánh dấu tính độc nhất của nó.  NFT tồn tại trong tất cả vật thể số: hình ảnh, video, nhạc, chữ viết và thậm chí bài đăng Twitter. Nhưng nghệ thuật số thu hút các giao dịch có giá cao nhất. Ví dụ trên nền tảng NBA Top Shot của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ, người hâm mộ có thể mua bộ sưu tập NFT dưới dạng video quay lại các khoảnh khắc điểm nhấn trong các trận đấu.

Nhiều người xem NFT là tương lai của sở hữu tài sản. Họ tin rằng mọi loại tài sản, từ vé xem sự kiện đến nhà ở, cuối cùng sẽ được mã hóa quyền sở hữu theo cách này.

NFT trong thế giới internet phi tập trung có thể là chìa khóa để mở khóa và tương tác với các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mà bạn đã giao dịch. Chúng cũng có thể đại diện cho các hợp đồng mà bạn ký kết với các bên thứ ba để có được hàng hóa và dịch vụ (được gọi là hợp đồng thông minh) hoặc chìa khóa cho ngôi nhà metaverse ảo.

Năm 2023, trọng tâm NFT tiện ích thay vì các NFT chỉ đơn giản đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật ảo được dự đoán sẽ bùng nổ. Điều này có lẽ sẽ dẫn đến sự thay đổi trong quan điểm về công nghệ có khả năng thay đổi cuộc chơi của NFT và cách để hòa hợp NFT với hệ sinh thái Web3 mới nổi.

Mạng xã hội phi tập trung

Một trong những mục tiêu của phong trào Web3 là xây dựng một mạng xã hội phi tập trung. Nếu điều này trở thành hiện thực vào năm 2023, có lẽ không ai khác ngoài Elon Musk.

Elon Musk từ lâu đã bày tỏ sự quan tâm đến việc phát triển một mạng xã hội phi tập trung nơi người dùng sẽ trả một lượng nhỏ tiền điện tử mỗi khi họ comment để ngăn chặn lừa đảo và spam. Động thái mua lại Twitter của Musk đã củng cố giả thuyết trên.

Theo những người ủng hộ Web3, một trong những lợi ích chính của mạng xã hội phi tập trung là khả năng chống kiểm duyệt. Nhiều mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay, bao gồm Facebook, Twitter, và Instagram, đều là mạng xã hội tập trung, có nghĩa là có một thực thể nắm toàn quyền kiểm soát mạng lưới. Hình thức này có thể khá nguy hiểm, bởi nó làm tăng nguy cơ xảy ra những vụ tấn công, chiếm đoạt, và rò rỉ dữ liệu quy mô lớn. Tránh được sự kiểm duyệt của Big Tech cũng là một điểm cộng trong quá trình trao quyền hơn nữa cho người dùng.

Xanh hóa Web 3

Mặc dù Web 3 mang lại rất nhiều lợi ích nhưng nó cũng tồn tại thách thức không thể phủ nhận – vấn đề năng lượng. Theo New York Times, đào Bitcoin tiêu tốn khoảng 91 terawatt-giờ (TWh) mỗi năm, cao hơn cả lượng điện mà 5,5 triệu người Phần Lan sử dụng. Nó tương đương 0,5% điện tiêu thụ trên toàn cầu và tăng 10 lần so với 5 năm trước. Nó cao gấp 7 lần tổng lượng điện Google sử dụng khắp thế giới.

Đối với vấn đề trên, nhiều dự án đã nỗ lực tìm cách giảm mức tiêu thụ năng lượng trong khi vẫn duy trì việc sử dụng blockchain và các công nghệ Web3 liên quan. Năm 2022 đã chứng kiến chuỗi khối (blockchain) Ethereum – vốn hoạt động như một nền tảng điện toán phân tán cũng như một đồng tiền điện tử – chuyển đổi thành công từ mô hình PoW tương tự như bitcoin sang PoS.

Bằng cách chuyển từ PoS sang PoW, Ethereum đã giảm 99,9% mức sử dụng năng lượng chung của toàn chuỗi. Điều này rất đáng chú ý, vì việc các mạng blockchain tiêu thụ nhiều năng lượng thường được coi là một rào cản khiến công nghệ này không thể phát huy hết tiềm năng. Bên cạnh đó, các chuỗi khối và các giao dịch tiền điện tử hoạt động bằng phương pháp PoS sẽ được xử lý nhanh hơn.

Ngoài việc giảm lượng năng lượng được sử dụng trực tiếp bởi các sáng kiến ​​Web3 vào năm 2023, nhiều người dự đoán rằng nỗ lực sử dụng công nghệ này sẽ tăng lên để đạt được các mục tiêu xanh. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ cho phép các tổ chức cộng tác và tạo ra công nghệ giúp tăng tốc độ giảm thiểu biến đổi khí hậu. Một phương pháp hiện đại đang được nghiên cứu là “tài chính tái tạo” (ReFi), cố gắng khuyến khích các ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp khôi phục hoặc bảo vệ “các nguồn tài nguyên quan trọng đối với phúc lợi của hành tinh”.

Mức độ tham gia của chính phủ vào Web 3 tăng

Khi ảnh hưởng mang tính cách mạng của công nghệ này trở nên rõ ràng hơn, chính phủ các nước sẽ phải can thiệp để giám sát và điều chỉnh tác động đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. Tại Mỹ, các tiểu bang như Wyoming đã thiết kế và áp dụng luật riêng và tự nhận là bang “thân thiện với Web3”.  Các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động của Web3 sẽ nhận được ưu đãi về thuế. Colorado cũng là tiểu bang đầu tiên chấp nhận tiền điện tử để thanh toán thuế và phí chính phủ trong năm nay.

Dubai cũng thể hiện mong muốn trở thành một xã hội thân thiện với Web3 và tiền điện tử. Tiểu vương quốc này đã phát triển các chương trình kinh tế để lôi kéo các công ty tham gia vào Web3 kinh doanh trên Dubai cũng như quảng bá mình như thiên đường cho sự đổi mới trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và siêu dữ liệu — tất cả đều có quan hệ mật thiết với nhau và liên quan đến Web3. Các quốc gia khác cũng hướng đến thân thiện với Web3 vào năm 2023 như Ấn Độ và Trung Quốc.

Exit mobile version