Top những cổ phiếu mất giá nhất, đi ngược dòng thị trường 2021

Top những cổ phiếu mất giá nhất, đi ngược dòng thị trường 2021

Đóng lại phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay được ghi nhận tiếp diễn xu hướng (uptrend), tuy vậy bên cạnh những nhóm ngành hay những cổ phiếu có đà tăng giá tích cực, thì đâu đó vẫn có những cổ phiếu mất giá nhất, đi ngược dòng thị trường và bị bỏ lại phía sau. Hãy cùng điểm lại những cổ phiếu nào mất giá nhất năm vừa qua.

Cổ phiếu mất giá nhất – ngược dòng thị trường 2021

Sau đây là top những cổ phiếu sụt giá nhiều nhất tính từ ngày 4/1 – 31/12/2021

CTCP Cảng AN Giang (CAG) đứng đầu danh sách những cổ phiếu có mức giảm sâu nhất mất tới 73% giá trị. Cổ phiếu này bắt đầu chu trình giảm từ ngày 4/1 khi đang có mức giá 76.240/cp, rơi thẳng dứng xuống mức thấp nhất còn 13.931/cp chỉ trong 1 tháng. Dù hồi phục sau đó, CAG vẫn không thể thoát khỏi vị trí dẫn đầu nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất năm. Phiên đóng của năm 2021 CTCP Cảng AN Giang đang neo tại mức giá 22.900/cp

***Từ “bằng chứng thép” đến vận tải, phân bón và bất động sản – các cổ phiếu ngành thay nhau dẫn sóng trong 2021***

Kịch bản tương tự như CAG, cổ phiếu DL1 của tập đoàn Anpha seven ( tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Dịch vụ Công trình Công cộng Đức Long Gia Lai) cũng rơi thẳng đứng trong vòng 1 tháng và tạo đáy ở mức giá 5.900/cp vào ngày 20/7, mất 52% giá trị. Đóng phiên giao dịch 31/12 DL1 đang neo tại mức giá 14.600/cp.

Kết quả kinh doanh kém, mảng kinh doanh chủ đạo sau khi bị Youtube tuýt còi đã gặp rất nhiều vấn đề, công ty tiếp tục thua lỗ do các mảng kinh doanh chính gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là mảng thương mại đa kênh (bán lẻ) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đà suy yếu của cổ phiếu YEG bắc cầu kéo dài sang năm 2021. Chỉ riêng năm 2021, YEG đã sụt giá 45%, chốt phiên cuối năm 31/12 cổ phiếu này neo ở 25,500 đồng/cp.

APH niêm yết lên sàn HOSE vào ngày 28/7/2020. Lĩnh vực, chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa và cao su, cổ phiếu này đã từng đạt đỉnh tăng lên 73.300/cp vào ngày 31/5 và sụt giảm nhanh sau đó, chia trung bình trong cả năm APH mất khoảng 34%. Hiện đà suy giảm của cổ phiếu này đang có dấu hiệu chậm lại, tuy nhiên khối lượng giao dịch khá nhỏ có thể đà hồi phục của APH sẽ còn khá lâu.

NHH một thành viên thuộc APH, đây cũng là cổ phiếu nằm trong top những mã giảm nhiều nhất. Sự suy giảm cũng dễ hiểu khi công ty mẹ mất vị thế, con đi cùng ngành cũng khó vượt qua, NHH ghi nhận giảm 28% giá trị, đóng phiên cuối năm hiện neo tại mức giá 40.000/cp. Đáng ngạc nhiên là cả APH và NHH đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng trong 3 quá đầu năm, vậy nguyên do tại sao giá cổ phiếu lại đi xuống.? 

GTN là cổ phiếu ngành sữa góp mặt trong nhóm ngụp lặn trong năm 2021. Mã này giảm mạnh từ đỉnh 29.900/cp và chạy một mạch xuống 15.650/cp, thấp nhất trong nửa đầu năm 2021, tính chung cả năm GTN đã giảm giá 27%.

NNC đang khai thác đá ở hai mỏ là mỏ Núi Nhỏ trữ lượng 19 triệu m3 có vị trí thuận lợi nằm sát cảng nước Bình An và gần quốc lộ 1A. Trong năm 2021, cổ phiếu NNC có mức giảm giá 22%, dừng ở 28,000 đồng/cp.

ICT chào sàn HOSE vào đầu năm 2020, với lĩnh vực Viễn thông. Cổ phiếu ngành viễn thông trong năm 2021 đầy biến động, điều này tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của ICT, cổ phiếu này cũng ghi nhận mức giảm giá 22% trong năm 2021.

Một anh lớn trong VN30, xếp vào hạng cổ phiếu bluechip bất ngờ lọt vào rổ cổ phiếu tiêu cực nhất năm 2021 là SAB. Với dịch bệnh hoành hành và thêm nghị định 100 về việc hạn chế rượu bia, cùng sự cạnh tranh khốc liệt khiến tình hình kinh doanh của SAB gặp không ít khó khăn trong 2 năm gần đây. Tính chung cả năm SAB cũng mất 22% và đóng chốt năm ở mức giá 151.000/cp.

Nửa cuối năm nhóm ngành bất động sản cũng như xây dựng diễn biến khởi sắc, liên tục chinh phục đỉnh cao mới thì SCI lại đi ngược lại xu hướng, sụt giảm 20% trong năm 2021. Tình hình kinh doanh không mấy khả quan, doanh thu cũng như lợi nhuận của SCI vẫn cho thấy xu hướng đi xuống liên tiếp trong suốt 4 quý kể từ quý 4/2020 đến quý 3/2021.

Exit mobile version