Theo tuyên bố của ông lớn năng lượng Pháp – TotalEnergies, công ty này sẽ ngừng mua dầu, các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga muộn nhất vào cuối năm nay.
TotalEnergies dừng nhiều hoạt động tại Nga
Hôm 22/3, TotalEnergies thông báo rằng, để có thể ngừng hoạt động mua dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga một cách sớm nhất trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Ukraine ngày càng nghiêm trọng, trong khi đó, nguồn cung dầu thay thế cho châu Âu nhiều hơn thì TotalEnergies quyết định không tham gia hoặc gia hạn bất kỳ hợp đồng mua dầu và các sản phẩm từ dầu nào của Nga.
Các hợp đồng dầu Nga của TotalEnergies chiếm 12% xuất khẩu diesel của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) năm 2021,
Thông cáo của TotalEnergies cho biết, năm 2021, các hợp đồng dầu Nga của TotalEnergies chiếm 12% xuất khẩu diesel của Nga sang Liên minh châu Âu (EU). Công ty này nói sẽ huy động sản phẩm từ dầu tại nhiều nơi khác, đặc biệt là dầu diesel sản xuất tại nhà máy lọc dầu Satorp ở Saudi Arabia.
Total cũng khẳng định đình rằng sẽ không vận hành bất kỳ nhà máy khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) hay giếng dầu hoặc mỏ khí nào ở Nga. Các hoạt động cũng sẽ được hãng dần ngừng tại quốc gia này. 3 trong tổng số 11 nhân viên gửi đến các công ty dầu khí Nga, trong đó TotalEnergies là cổ đông thiểu số hiện vẫn đang ở lại.
Theo thông báo, Total cũng đã dừng cấp vốn cho dự án Arctic LNG 2 tại Nga, các hoạt động phát triển sản phẩm liên quan đến pin và dầu nhờn tại nước này cũng đồng thời bị tạm ngừng.
TotalEnergies sẽ vẫn tiếp tục mua khí đốt của Nga
Mặc dù thông báo về việc nỗ lực để dừng mua dầu, các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga nhưng hãng này khẳng định rằng sẽ vẫn mua khí đốt tự nhiên của quốc gia này.
Theo giải thích của TotalEnergies, trong 2-3 năm tới, việc cắt khí đốt Nga sẽ không thể không ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng của châu Âu.
Nhiều hãng lớn đã rời bỏ Nga
Thông tin trên Bnews, ông Francesco Starace – Giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng lớn nhất Italy – Enel SpA cho biết trong vài tháng tới sẽ rời khỏi các hoạt động tại Nga. Trả lời Bloomberg TV, ông Starace cho hay, doanh nghiệp này đang trong quá trình bán nhà máy nhiệt điện. Và hoạt động này đã có kế hoạch từ trước nhưng cần đẩy mạnh tiến độ.
Không riêng gì Enel SpA, các công ty năng lượng lớn nhất thế giới như BP Plc, Eni SpA của Italy hay Shell Plc cũng đều công bố kế hoạch rút khỏi các khoản đầu tư của họ ở Nga.
Hôm 28/2, Shell cho biết sẽ rút khỏi liên doanh với Gazprom – tập đoàn khí đốt tự nhiên lớn của Nga. Chưa hết, Shell còn rút lui khỏi dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga sang Đức, đồng thời từ bỏ cổ phần trong các dự án năng lượng ở Siberia.
Công ty dầu khí BP hôm 27/2 cho biết sẽ từ bỏ cổ phần đang nắm giữ tại Rosneft – doanh nghiệp dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga. Với quyết định này, tập đoàn dầu khí của Anh bị thiệt hại 25 tỷ USD và giảm 1 nửa lượng dầu khí dự trữ.
Ngày 28/2, tập đoàn Equinor của Na Uy cũng thông báo về việc sẽ bắt đầu thoái vốn các liên doanh ở Nga.
General Motors, Daimler Truck Holding AG, Volvo Car AB… cũng có những động thái tương tự.