Trader là gì? “Ông trùm Trader” vĩ đại nhất lịch sử đầu tư là ai?

Trader là gì? Làm sao để trở thành một Trader chuyên nghiệp sẽ được chúng tôi thể hiện chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trader là gì? có những loại Trader nào và làm sao để trở thành một Trader chuyên nghiệp sẽ được chúng tôi thể hiện chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trader là gì?

Bạn đã từng nghe cụm từ này hay chưa? Chắc chắn là cụm từ quen thuộc.

Trader là từ dùng để chỉ nhóm người giao dịch ngắn hạn, đánh “short” lướt sóng. Các trader giao dịch liên tục để kiếm lợi nhuận từ khoảng chênh lệch giữa việc mua đi bán lại. Các giao dịch thường dựa vào sự biến động của thị trường để thực hiện các lệnh ngắn hạn.

Trader không phải Investor bởi Investor là những nhà đầu tư dài hạn, có nguồn vốn lớn ổn định hơn Trader. Investor tập trung vào nguyên tắc giao dịch cơ bản, không quá để ý đến sóng thị trường ngắn hạn.  

Phân loại Trader

Trader tổ chức: Các Trader có thể là ngân viên ngân hàng, quỹ đầu tư, tín dụng có thể đưa ra những chiến lược trade đúng thời điểm. Họ làm việc cho một tổ chức và giao dịch bằng vốn của công ty, là đại diện của tổ chức. Thu nhập chính của họ đến từ lương, thưởng.

Trader cá nhân: Là các cá nhân có khả năng giao dịch và phân tích thị trường. Họ hoạt động riêng lẻ, giao dịch bằng vốn cá nhân. Thu nhập chính của họ đến từ chênh lệch giao dịch (số tiền này có thể là lợi nhuận và cũng có thể là khoản lỗ).

Stock Trader: Trader stock chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực chứng khoán, cổ phiếu thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Trader FBS: Dành cho các khách hàng có tài khoản trên sàn giao dịch quốc tế (FBS) hay còn được biết đến với cái tên Forex. 

Crypto Trader: Các trader này hoạt động giao dịch tiền điện tử và nhận chênh lệch từ các giao dịch tiền ảo.

Scalper Trader: Trader chuyên thực hiện các giao dịch ngắn, lợi nhuận thấp, chủ yếu đánh lướt sóng, không giữ lệnh lâu trong dài hạn.

Position Trader: Ngược lại với Scalper Trader là Position trading. Đây là các trader có chiến lược đầu tư dài hạn (tương tự như Investor nhưng có vốn đầu tư nhỏ hơn rất nhiều). Các trader này thường không thực hiện các giao dịch đánh lướt sóng mà “hold” lệnh lâu chờ đợi xu hướng thị trường.

Day Trader: Trader phải thực hiện tất cả các hoạt động mua bán và chốt nó trước khi các sàn giao dịch của ngày hôm đó đóng cửa .

Swing Trader: Trader dựa vào tình hình để ra quyết định “hold” giữ lệnh hoặc sẽ gồng lỗ tùy vào biến động thị trường.

Tiếp xúc với đầu tư là một kênh tài sản yêu thích của những cá nhân có đam mê với sự biến động của thị trường.

Chỉ cần bạn nắm bắt thị trường nhanh nhạy, có khả năng phân tích-nhận định xu hướng thị trường, kiên nhẫn, điều chỉnh tâm lý, chịu được áp lực rủi ro,….là bạn có thể trở thành một “traning Trader” có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu thực sự nghiêm túc học hỏi, các bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ các khoản chênh lệch khi giao dịch.

Tuy nhiên, nếu không hiểu bản chất đầu tư, chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt hoặc chạy đua theo “trend” nghề nghiệp, cái bạn mất đi không chỉ là tiền bạc. Đã có rất nhiều cá nhân thất bại từ môi trường này, thậm chí gánh trên vai một khoản nợ khổng lồ, hay là nạn nhân của những sàn giao dịch lừa đảo. Kể cả các quỹ đầu tư cũng không ngoại lệ khỏi sự rủi ro.

Thuật ngữ cơ bản mà Trader không thể không biết

– Long/Short: Lệnh mua/bán tương tự như Buy/Sell (trong sàn giao dịch tiền điện tử) mang ý nghĩa dự đoán giá tăng hoặc giảm.

– Entry: Chốt điểm vào lệnh Mua hoặc Bán.

– TP (take profit): Điểm chốt lời.

– SL (stop loss): Cắt lỗ.

– Stop-Limit: Đặt lệnh tự động khớp khi mua và bán ở một mức giá tốt nhất bạn muốn. 

– Volume: Khối lượng giao dịch trong 24h của đồng coin/phiên giao dịch.

– Hold: Mua và nắm giữ 1 đồng coin nào đó trong thời gian dài bất chấp giá lên xuống để kiếm lợi nhuận hoặc chờ đến giá target (Người hold coin được gọi là Holder).

– Margin: Đòn bẩy tài chính, vay tiền của sàn giao dịch để mua coin nhiều hơn mức tiền bạn đang có trong tài khoản.

– Leverage: Đòn bẩy (đòn bẩy do nhà môi giới cung cấp không phải tài sản của bạn. Mỗi nhà môi giới cung cấp 1 đòn bẩy khác nhau, và tối đa là 1: 888. Đòn bẩy càng cao thì rủi ro cao nhưng lợi nhuận thu về rất lớn).

– Call margin: Cháy tài khoản (nộp tiền hoặc cắt tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ an toàn).

– Uptrend: Cặp tài sản tăng giá liên tục tăng giá.

– Downtrend: Cặp tài sản tăng giá liên tục giảm giá.

– Sideway: Thị trường “đi ngang”, biên độ tăng giảm không lớn.

– Breakout: Phá ngưỡng hành vi giá (Sau một thời gian đi ngang, giá trị tài sản sẽ có xu hướng Up hoặc Down).

– False breakout: Phá ngưỡng giá giả.

– Backtest/Retest: Vùng kháng cự/phá ngưỡng (Hiện tượng giá phá Up/Down sau đó bật ngược và phá ngưỡng giá trước đó để hình thành xu hướng giá tiếp theo).

– DCA (Dollar cost average): Trung bình giá. (Nhà đầu tư chia tổng số tiền cho các giao dịch theo dạng định kỳ hoặc theo từng mức giá nhất định của một loại tài sản nào đó nhằm giảm thiểu rủi ro lên tổng số vốn họ đầu tư vào. Hành động này để giảm rủi ro đối với tài sản mất giá trị nhiều). 

– Scalping: Lướt sóng, giao dịch cực nhanh trong khoảng thời gian ngắn.

– AML (Anti Money Laundering): Các quy định ngăn chặn rửa tiền.

– Đường SMA: Chỉ số báo thị trường đang uptrend hay downtrend.

– RSI: RSI ở dưới mức 20 vào lệnh long/RSI ở trên mức 80 vào lệnh short.

– Bear / Bearish : Biến động giá tiêu cực.

– OTC: Mua bán không qua sàn giao dịch.

– ROI: Đường lợi nhuận đầu tư so với chi phí ban đầu.

– LP (Last price): Giá cuối cùng đặt mua/bán.

– ATH (All Time High): Mức giá cao nhất trong khoản thời gian cụ thể. 

– ATL (All Time Low): Mức giá thấp nhất trong khoản thời gian cụ thể.

– Dump: Giá giảm mạnh.

– Pump: Giá tăng mạnh.

– FOMO ( Fear of Missing Out): Sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội.

– FUD ( Fear – Uncertainty – Doubt): Chiến thuật tung tin giả gây nhiễu loạn thị trường.

“Ông trùm Trader” vĩ đại nhất lịch sử đầu tư là ai?

Đó chính là Jesse Lauriston Livermore.

Jesse Livermore – The Great Bear of Wall Street.

Jesse L.Livermore được mệnh danh là “ông trùm Trader” vĩ đại nhất thế giới hay “con gấu vĩ đại phố Wall”, cái tên trở thành nỗi khiếp sợ của thị trường vào những năm đầu thế kỷ 20.

Câu nói nổi tiếng trở thành châm ngôn của giới đầu tư chính là: “Markets are never wrong, only opinions are” (Tạm dịch: Thị trường không bao giờ sai, chỉ có ý kiến của bạn sai).

Jesse sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 14 tuổi, Jesse là nhân viên trông coi bảng niêm yết chứng khoán ở công ty Payne Webber, Boston. Hàng ngày, Jesse ghi lại sự biến động thay đổi giá cổ phiếu.

15 tuổi, Jesse đã mua cổ phiếu Burlington bằng khoản tiền ít ỏi của mình, chỉ 2 ngày sau, ông nhận về khoản tiền trị giá 1.000 USD. Sau đó, Jesse mở tài khoản chứng khoán chui. Thời không đợi tuổi, chỉ 5 năm sau, Jesse kiếm khoản tiền lên tới 50.000 USD (khoản tiền khổng lồ tại thời điểm đó) đến mức bị cấm giao dịch.

22 tuổi, “con gấu nhỏ” quyết tâm đến New York để giao dịch ở Phố Wall.

Jesse L.Livermore được mệnh danh là “ông trùm Trader” vĩ đại nhất thế giới

Năm 1906, Jesse thực hiện thương vụ bán khống cổ phiếu Union Pacific. Cổ phiếu của Union tăng giá khiến Jesse lao đao. Nhưng trận động đất ở San Francisco đã khiến cho cổ phiếu Union Pacific mất giá thảm hại, Jesse thu về 250.000 USD.

Chuyên thực hiện các giao dịch bán khống (short selling) với số lượng lớn, có tin đồn rằng ngay cả J.P. Morgan phải gửi 1 chuyên gia đến thương lượng với Jesse yêu cầu ông hạn chế bớt các giao dịch của mình.

Short selling: Chiến lược đầu tư sinh lãi từ việc giá cổ phiếu giảm.

Năm 1913, Jesse trở thành nạn nhân của sự thất bại công ty chứng khoán Murray Mitchell.

Năm 1929, Jesse tái xuất hiện, kiếm được 100 triệu USD trong cú crash của thị trường chứng khoán dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng – thảm họa suy thoái kinh tế khủng khiếp nhất lịch sử.

Năm 1933, Livermore suy sụp nặng nề bởi sự suy thoái của nền kinh tế, ông chìm vào rượu trong suốt 26 giờ đồng hồ.

Năm 1940, sau khi Jesse uống 2 ly rượu tại Sherry-Netherland Hotel ở Manhattan, để lại thư tuyệt mệnh cho vợ với câu nói ám ảnh “cuộc đời anh là một sai lầm”, Jesse đã kết thúc sinh mạng của mình bằng một phát súng vào đầu, chấm dứt một cuộc đời.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version