Sự hoảng loạn trên thị trường trái phiếu lan rộng, trái phiếu doanh nghiệp châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ sau đại dịch

Trái phiếu doanh nghiệp châu Âu đã bị ảnh hưởng lớn nhất kể từ năm 2020 trong tuần qua sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu bất ngờ thay đổi về chính sách thắt chặt hơn. Các quốc gia Nam Âu với gánh nặng nợ nần chồng chất và các nền kinh tế mỏng manh hơn đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và dấy lên lo ngại trên diện rộng.

Trái phiếu doanh nghiệp châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tuần qua kể từ khi đại dịch năm 2020 bùng phát, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu đột ngột chuyển sang khunh hướng diều hâu và gây ra lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế khu vực.

Theo chỉ số trái phiếu doanh nghiệp ICE BofA, tổng lợi nhuận của trái phiếu cấp đầu tư (investment-grade bond) bằng đồng euro đã giảm 1,9% trong tuần qua, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2020 và trái phiếu có lợi suất cao (high-yield bond) giảm 2%.

Việc bán tháo đã đẩy lợi suất trên một chỉ số trái phiếu rác bằng đồng euro lên trên lãi suất trái phiếu trung bình lần đầu tiên kể từ tháng 11/2020. Do đó, các công ty rủi ro hơn thường phải trả nhiều tiền hơn cho các đợt phát hành mới so với giá trái phiếu hiện tại.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã từ chối kiên quyết không tăng lãi suất trong năm nay trong cuộc họp báo tuần trước, để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong năm nay, đánh dấu một dấu hiệu cho thấy chính sách lãi suất đã được giữ ổn định kể từ tháng 9/2019 – 0,5% của ECB. Nếu không, đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2011. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo mới đây, bà Christine Lagarde đã không lặp lại khẳng định trước đó về việc tăng lãi suất là “rất khó xảy ra” trong năm nay.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde

Sự thay đổi này đã gây ra tình trạng bán tháo trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp. Các quốc gia Nam Âu với gánh nặng nợ nần chồng chất và các nền kinh tế mỏng manh hơn đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất, làm dấy lên lo ngại rằng các chính phủ và doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất của khu vực đồng euro có thể hoạt động kém hiệu quả bởi chi phí nợ tăng.

Nhà kinh tế khu vực đồng euro của ING Bert Colijn cho biết, “Thị trường trái phiếu hiện đang phản ánh rõ ràng rằng mức nợ ở một số nền kinh tế khu vực đồng euro đã tăng mạnh.”

Stephen Caprio, người đứng đầu chiến lược tín dụng châu Âu tại BNP Paribas, cho biết, “Phản ứng tại các thị trường châu Âu hiện đang cực đoan khi ECB thay đổi đột ngột hơn. Điều này hoàn toàn trái ngược với Mỹ, nơi Cục Dự trữ Liên bang đã phát tín hiệu trong nhiều tháng rằng họ sẽ thắt chặt chính sách để kiềm chế lạm phát.”

Tình hình bán tháo đã dịu bớt vào ngày 9/2 sau khi một đại diện của Pháp trong ban điều hành của ECB cho biết thị trường đã suy diễn quá mức về các tín hiệu thắt chặt của ECB.

Trái phiếu doanh nghiệp thường được so sánh với lợi suất trái phiếu chính phủ. Tuần này, lợi suất của chỉ số trái phiếu cấp độ đầu tư ICE đã tăng lên mức cao nhất trong 21 tháng là 1,2%; lợi suất của chỉ số trái phiếu cấp độ đầu cơ ICE ở mức 4,1%, cao nhất trong 15 tháng.

Chi phí đi vay tăng có thể dẫn đến giảm phát hành. Dữ liệu của Dealogic cho thấy, đợt phát hành trái phiếu có lợi suất cao của châu Âu đã đạt mức kỷ lục vào năm ngoái, khi các công ty tận dụng lợi thế của chi phí đi vay thấp trong lịch sử để tiếp tục phát triển.

Exit mobile version