Trần nợ công có khiến vị thế của Bitcoin được củng cố?

Niềm tin Bitcoin được củng cố trước kịch bản tăng trần nợ công

Giám đốc điều hành Blackrock cảnh báo Bitcoin trong cơn bão trần nợ công.

Giá Bitcoin tiếp tục cuộc hành trình thất bại vì tình hình kinh tế ngược gió

Ngày 31/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nâng trần nợ công tới ngày 1/1 năm 2025 nhằm giúp nước Mỹ không lún sâu vào hố đen vỡ nợ. 

Có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Giám đốc điều hành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới BlackRock – Larry Fink tin rằng sự kiện kịch tính xoay quanh vở kịch trần nợ công của Mỹ sẽ khiến niềm tin vào đồng USD giảm sút, nâng cao vị thế của Bitcoin. 

Bộ Tài chính Mỹ nói rằng thời hạn cuối để nâng trần nợ là ngày 5/6. Với 314 phiếu thuận và 117 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nâng trần nợ công tới ngày 1/1 năm 2025. 71 Hạ nghị sỹ Cộng hòa và 46 Hạ nghị sỹ Dân chủ đã bỏ phiếu không ủng hộ dự luật.

Larry Fink nói: “Tôi tin rằng chúng ta sẽ có một giải pháp, nhưng Mỹ đang khiến đồng tiền dự trữ của mình bị đặt trong vòng áp lực lớn”. 

Niềm tin Bitcoin được củng cố trước kịch bản tăng trần nợ công

Những người quan điểm ủng hộ Bitcoin và tiền điện tử coi đây là thời điểm vàng để nắm giữ vì BTC sẽ được coi là tài sản chống lạm phát tốt nhất, nợ xấu tăng sẽ khiến ngân hàng trung ương tăng nguồn cung tiền tệ trên thị trường, đồng USD suy yếu. Bitcoin có nguồn cung giới hạn nhưng bị hệ thống tài chính truyền thống kìm kẹp, tuy nhiên không phủ nhận lợi ích của đồng tiền vua trong bối cảnh hiện tại. 

Giá Bitcoin thay đổi trong 1 năm qua.

“Căng thẳng trần nợ một lần nữa làm nổi bật vai trò của Bitcoin vì về cơ bản, BTC là bước nhảy đột phá bước ra ngoài hệ thống tài chính. Nguồn cung giới hạn, không gặp các vấn đề mà chính phủ Mỹ đang đau đầu với đồng USD là điểm mạnh nhất của BTC”. 

Song, lưu ý thêm, trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ và đàm phán trần nợ thất bại sẽ khiến Bitcoin trở thành tâm điểm, bất kỳ nhà đầu tư nào kỳ vọng về việc Bitcoin sẽ làm được điều gì lớn lao hơn nên “kiềm chế” lại. 

Có nhiều nỗi sợ hơn là sự lạc quan khi nói về kinh tế tài chính Mỹ hay những tác hại thanh khoản mà Bitcoin vô tình gây ra. Khi khủng hoảng ngân hàng kéo đến, Bitcoin tăng giá là biểu hiện của một thị trường lạm phát leo thang. 

Thông thường, ngân hàng trung ương tăng lãi suất, các nhà đầu tư thường bán xả tài sản rủi ro như cổ phiếu và tiền điện tử để bảo vệ tiền mặt. “Vì Bitcoin downtrend trong năm 2022, nên những kỳ vọng về môi trường lãi suất cao này sẽ thay đổi cơ hội để các nhà đầu tư mua BTC”. 

Tuy nhiên, lãi suất tiếp tục tăng sẽ khiến giá Bitcoin giảm sâu hơn nữa so với giá hiện tại. BTC chỉ có thể vững vàng khi FED không hoặc giảm tốc độ tăng lãi suất vào tháng 6. 

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version