VNDirect: Triển vọng ngành xây dựng hạ tầng năm 2022 với động lực đầu tư công

ViMoney: VNDirect: Triển vọng ngành xây dựng hạ tầng trong năm 2022 với động lực từ đầu tư công

Theo Báo cáo chiến lược Triển vọng ngành xây dựng năm 2022, với việc đầu tư công được đẩy mạnh giải ngân từ cuối năm 2021 và trong suốt cả năm 2022, VNDirect đặt kỳ vọng đây sẽ là động lực tăng trưởng chính đối với ngành xây dựng hạ tầng năm 2022.

Triển vọng ngành xây dựng hạ tầng: Hưởng lợi từ đầu tư công

Đẩy mạnh đầu tư công luôn nằm trong kế hoạch của Chính phủ trong các gói kích thích kinh tế năm 2022 để bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác. Theo đó, ước tính sẽ có 526 ngàn tỷ đồng sẽ được giải ngân đầu tư công vào năm 2022 (tăng 10% so với năm 2021).

Tính đến ngày 30/11, giải ngân đầu tư công cả nước là gần 295 ngàn tỷ đồng, đạt 63,86% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 69,19%, vốn nước ngoài đạt 21,51%, đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020…

Tuy vậy, trong báo cáo,  VNDirect vẫn kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 15-25% so với thực tế giải ngân năm 2021 nhờ

(1) Chính phủ cấp phép khai thác cho các mỏ mới, giải quyết nút thắt thiếu đá xây dựng và đất đắp ;

(2) Dự báo giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, đá xây dựng sẽ giảm trong năm 2022;

(3) Giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 thực tế ở mức thấp, chỉ đạt 85-95% kế hoạch cả năm;

(4) Công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã hoàn thành, các hạng mục chính sẽ bắt đầu thi công vào năm 2022.

Được biết, các dự án hạ tầng lớn trong năm 2022 sẽ được Chính phủ tập trung đẩy nhanh tiến độ, như cao tốc Bắc-Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, …

ViMoney: VNDirect: Triển vọng ngành xây dựng hạ tầng trong năm 2022 với động lực từ đầu tư công  - h`

Đọc thêm: Giải ngân đầu tư công chỉ đạt 55,8%, Chính phủ tiếp tục “thúc” các bộ, ngành, địa phương

Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn 2022-2025

12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam (giai đoạn 2) đã được Chính phủ đã trình Quốc hội chủ trương chuyển toàn bộ sang hình thức đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông cho dài hạn tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Tổng mức đầu tư của các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam giai đoạn 2021-2027 theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ủy ban Nhân dân Hà Nội & TP.HCM sẽ lên tới 23.5 tỷ USD.

Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh từ cuối năm 2021 và trong suốt cả năm 2022 được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng năm 2022.

Thời điểm chín muồi của nhóm xây dựng hạ tầng năng lượng

Các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) cũng đang được ưu tiên trong cách chính sách của Chính phủ với mục tiêu giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường do sản xuất điện gây ra.

Trong giai đoạn 2020-2045, mục tiêu tăng trưởng kép công suất NLTT là 7.3%, chiếm 41% tổng công suất điện cả nước năm 2045, tăng mạnh so với mức 25.8% năm 2020.

Chính sách khuyến khích phát triển điện gió của Chính phủ sẽ tiếp tục thu hút đầu tư tư nhân vào loại hình NLTT này, theo đó các nhà thầu xây dựng điện gió cũng sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.

Xây dựng dân dụng sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản nhà ở được kỳ vọng sẽ phục hồi từ 2022, dựa trên ba yếu tố:

(1) Thị trường phục hồi trên diện rộng, khiến nhu cầu BĐS năm sau sẽ được thúc đẩy

(2) Lãi suất vay mua nhà dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp

(3) Nguồn cung mới hồi phục nhờ những sự nới lỏng pháp lý.

Dự báo, nguồn cung căn hộ mới tại 2 thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội sẽ chạm đáy trong năm 2021 và phục hồi mạnh mẽ lần lượt 70% và40% so với cùng kỳ trong năm 2022. Giá trị hợp đồng ký mới của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022-2023.

Bên cạnh đó , các công ty xây dựng dân dụng sẽ được đảm bảo tăng trưởng do giá trị backlog lớn hiện tại.  Ngoài ra, giai đoạn bình thường mới, không giãn cách xã hội cũng sẽ đảm bảo cho hoạt động xây dựng không bị gián đoạn, doanh thu của các công ty xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 202, quay trở lại mức trước khi đại dịch xảy ra.

Nguồn: VNDirect, ViMoney tổng hợp

Exit mobile version