Chính phủ Trung Quốc chính thức cấm khai thác tiền điện tử từ 10/1/2022

Chính phủ Trung Quốc chính thức cấm khai thác tiền điện tử từ 10/1/2022

Chính phủ Trung Quốc đã chính thức đưa khai thác tiền điện tử vào danh mục bị cấm kể từ ngày 10/1/2022.

Chính phủ Trung Quốc trong một tuyên bố chính thức đã kết luận tiền điện tử trở nên “không hợp thời”, việc khai thác tiền điện tử đã chính thức bị phế bỏ và nhấn mạnh những hành động cần thiết trong việc loại bỏ ngành công nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro này.

Có gần 80% giao dịch tiền điện tử toàn cầu nhận sự hỗ trợ từ nguồn điện rẻ mạt của Trung Quốc. Đây từng được coi là thủ phủ đào Bitcoin với tỷ lệ hash-rate đứng đầu thế giới. Trung Quốc dựa vào than và than non để cung cấp năng lượng cho một số hoạt động khai thác, đến năm 2060 dự kiến nguồn cung này sẽ không đủ đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp tiền điện tử.

Trung Quốc sẽ chuyển hướng khai thác tài nguyên công nghiệp, chuyển sang việc phát triển công nghiệp sạch, ít tài nguyên. Tháng 12/2021, tỉnh Hải Nam đã tiến hành việc tăng phí điện đối với các ngành công nghiệp khai thác lên 0,12 USD/kilowatt/giờ.

Ở góc độ khác, các nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc cấm cực đoan tiền điện tử là cách thức dọn đường và quảng cáo CBCD Nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY) dựa trên công nghệ blockchain thuộc sở hữu của chính họ.

Chính phủ Trung Quốc đã chính thức đưa khai thác tiền điện tử vào danh mục bị cấm kể từ ngày 10/1/2022.

Đồng eCNY và cuộc sát phạt lớn của Trung Quốc dành cho crypto

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cấm toàn bộ hoạt động giao dịch tiền điện tử trên đất nước họ. CoinGecko và CoinMarketCap đều bị chặn bởi “tường lửa” (Great Firewall) của Trung Quốc. Sàn giao dịch Binance, Huobi, Bitmain khăn gói rời khỏi lãnh thổ, chịu chung số phận là hàng trăm, hàng nghìn sàn giao dịch điện tử khác.

Các hội nhóm thợ đào lớn và các công ty khác trong lĩnh vực tiền mã hóa của đất nước tỷ dân cũng phải tuyên bố dừng hoạt động vô thời hạn. Weibo, Baidu, WeChat chặn tìm kiếm các từ khóa về sàn tiền mã hóa.

Thông cáo từ chính phủ Bắc Kinh nêu rõ: “Tiền ảo không có giá trị thực và giá tiền ảo quá dễ bị thao túng, các hợp đồng giao dịch tiền ảo không được pháp luật Trung Quốc bảo vệ”.

Ngay sau đó là sự ra mắt eCNY với hơn 140 triệu người sử dụng dù mới trong quá trình thử nghiệm. Theo tìm hiểu từ nhiều nguồn tin tin cậy, đồng eCNY viết tắt của hay còn gọi là E nhân dân tệ hay đồng tiền kỹ thuật số Trung Quốc. Đồng eCNY được phát hành nhằm mục đích chính là giao dịch trên không gian mạng trực tuyến.

Theo thông báo mới nhất, đồng tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC) của Trung Quốc đã giao dịch được 62 tỷ NDT (9,7 tỷ USD), với hơn 140 triệu người sử dụng. Hồi tháng 8, sàn giao dịch hàng hóa đã sử dụng đồng eCNY để thanh toán phí lưu trữ cho một nhà kho giao hàng.

Bên cạnh đó, đồng eCNY được chính phủ nước này chấp nhận thanh toán tại 1,55 triệu cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian để ấn định sự ra mắt chính thức cho đồng eCNY vẫn chưa được công bố.

Bằng hệ thống thanh toán mới, đồng eCNY được kỳ vọng sẽ đẩy tốc độ giao dịch thương mại hàng hóa trên không gian điện tử. Dự án này đã được các cơ quan có liên quan thực hiện nghiên cứu trong 7 năm qua.

Zoe (Nguồn News.coincu) 

Exit mobile version