Trung Quốc làm gì để đối phó với rủi ro bị hủy niêm yết tại Mỹ?

Trung Quốc đang tìm cách sắp xếp lại các công ty niêm yết tại Mỹ theo mức độ nhạy cảm dữ liệu mà các công ty này nắm giữ để đáp ứng đạo luật mới của SEC và ngăn chặn làn sóng bị hủy niêm yết hàng loạt.

Trung Quốc và rủi ro bị hủy niêm yết tại Mỹ

Các công ty sẽ được phân loại thành 3 nhóm – những công ty chứa dữ liệu không nhạy cảm, những công ty chứa dữ liệu nhạy cảm và những công ty có dữ liệu bí mật. Kế hoạch vẫn đang trong quá trình thảo luận và có thể thay đổi.

Căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục leo thang khi SEC cảnh báo hơn 80 công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết tại Mỹ. Hành động của SEC dựa trên Đạo luật Trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài (HFCAA), nhằm mục tiêu loại bỏ các doanh nghiệp ngoại khỏi sàn chứng khoán Mỹ nếu không tuân thủ tiêu chuẩn kiểm toán Mỹ trong 3 năm liên tiếp.

Nhiều năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc luôn từ chối việc thanh tra kiểm toán với lý do an ninh quốc gia. Tuy nhiên, áp lực từ phía SEC có thể mang lại tác dụng. Các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Mỹ hiện đang thúc đẩy lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào phiên bản điều chỉnh của dự luật, các công ty Trung Quốc không tuân thủ quy định có thể bị loại khỏi thị trường chứng khoán Mỹ sớm nhất là vào năm 2023.

Tính tới ngày 10/6, gần 150 công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết ở Mỹ, trong đó có nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm trực tuyến Baidu, và có thể tăng lên. Trong bối cảnh các nhà làm luật Mỹ đang đẩy nhanh việc hủy niêm yết các công ty này sớm nhất vào năm 2023, áp lực phân ly giữa thị trường Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Ngày 10/6, hãng gọi xe hàng đầu Trung Quốc Didi Global đã tự nguyện rời khỏi sàn giao dịch New York (NYSE).  Các nhà chức trách Trung Quốc cũng được cho là thúc giục các công ty xử lý các thông tin nhạy cảm, như việc Didi ngừng giao dịch tại Mỹ. 

Exit mobile version