Trung Quốc – Giá than tăng hơn 6% chỉ trong một ngày

Trung Quốc - Giá than tăng hơn 6% chỉ trong một ngày

Giá than cốc dùng trong luyện thép tại Trung Quốc ngày 16/3 ở mức 3.338 nhân dân tệ/tấn (525 USD/tấn), tăng 6,3% so với ngày hôm qua. Tính từ đầu năm, giá mặt hàng này tăng 37%.

Giá than tại Trung Quốc tăng mạnh

Giá than đá để sản xuất điện tại Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục khi tăng tới 64% từ 104 USD/tấn vào tháng 1/2021 lên 170 USD/tấn hiện nay. Giá than nhập khẩu của nước này cũng tăng mạnh, trong vòng một năm qua, giá nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi.Chỉ riêng thời gian gần đây, giá than đã tăng 40% từ khoảng 121 USD/tấn vào giữa tháng 8 lên khoảng 170 USD/tấn trong những tuần cuối tháng 9.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng giá kỷ lục trên là do thiếu hụt nguồn cung từ cả sản xuất trong nước và nhập khẩu. Hiện Trung Quốc với sản lượng khai thác khoảng 3,9 tỷ tấn/năm có thể đáp ứng được 92% nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, nguồn cung trong nước bị sụt giảm mạnh khi vào đầu tháng 9/2021, một số tỉnh như Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc đã phải đóng cửa một số mỏ than do liên quan đến tai nạn lao động. Trong đó, tỉnh Sơn Tây đã phải đóng cửa tới 23 mỏ than, chiếm 25% công suất khai thác than của tỉnh này.

Giá than cốc dùng trong luyện thép tại Trung Quốc ngày 16/3 ở mức 3.338 nhân dân tệ/tấn (525 USD/tấn), tăng 6,3% so với ngày hôm qua. Tính từ đầu năm, giá mặt hàng này tăng 37%.

Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ngày 16/3 ở mức 117 euro/mwh, tăng 1,4% so với ngày 15/3. Dù nhích lên nhưng tính từ ngày 7/3 khi giá mặt hàng này lập đỉnh 227 euro/mwh, giá mặt hàng này giảm 92%.

Giá khí đốt tại Anh là 280 xu Anh/therm, tăng 2% so với ngày 15/3. Dù tăng nhưng tính từ ngày 7/3, khi giá lập đỉnh với 543 xu Anh/therm, mặt hàng này giảm 94%.

Diễn biến giá than cốc. Nguồn: Sunsirs

Những diễn biến của cuộc chiến tại Ukraine tác động mạnh lên thị trường khí đốt vì Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn của thế giới.

Giá dầu đang quanh mức 100 USD/thùng, hơn 1 tuần sau khi tăng lên mốc gần 140 USD/thùng vào tuần trước, mức cao nhất trong gần 14 năm do những quan ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu, sau khi Nga – nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, kéo theo việc phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow. 

Xung đột Nga – Ukraine đã tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nguồn cung than giữa bối cảnh thị trường vốn đang rất thiếu cung do sự gián đoạn nguồn cung ở các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới là Indonesia và Australia, giữa lúc giá dầu và các mặt hàng khác cũng tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm.

Giá than nhiệt tham chiếu trên thị trường thế giới tuần đầu tháng 3 có thời điểm tăng vọt lên mức cao kỷ lục, 446 USD/tấn, phản ánh việc các chính phủ đang sắp xếp lại mức độ ưu tiên sau khi đã cố gắng loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch vì chúng góp phần không nhỏ gây ra biến đổi khí hậu.

Than không nằm trong các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nhưng những người mua than ở châu Âu và châu Á đang tranh giành nhau để mua, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sự kiện Ukraine đối với nhập khẩu than của họ.

Exit mobile version