Khủng hoảng năng lượng và nguồn cung đang thách thức Trung Quốc

Trung Quốc đang phải đối đối mặt với khủng hoảng năng lượng và thảm họa về nguồn cung.

Trung Quốc đang phải đối đối mặt với khủng hoảng năng lượng và thảm họa về nguồn cung.

Các nhà máy lớn của Trung Quốc vừa trải qua tháng tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, có vẻ như kịch bản về sự suy thoái kinh tế tại đất nước tỷ dân đang thách thức nhà cầm quyền cũng như các nhà hoạch định.

Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đã phải đối mặt với khó khăn bởi khủng hoảng năng lượng và hàng tồn kho kéo dài. Điều này giáng một đòn mạnh vào đà hồi phục của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và có nguy cơ gây gián đoạn cho chuỗi cung ứng, tăng áp lực lạm phát cho cả thế giới.

Mitul Kotecha, chiến lược gia chính về thị trường mới nổi châu Á và châu Âu tại TD Securities cho hay: “Áp lực về chuỗi cung ứng đang khiến động lực phát triển kinh tế bị chậm lại 1 cách nhanh chóng”.

Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc có thể kéo theo hệ lụy lạm phát kéo dài.

Cùng với khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng vận tải biển đang tạo ra sự hỗn loạn chung với nhiều công ty lớn, tình trạng tắc nghẽn, thiếu lao động đẩy chi phí tăng cao đang làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh. Đó là mối lo ngại sẽ đè nặng lên quý cuối cùng của năm – thời gian quan trọng với nhiều nhà bán lẻ.

Thế nhưng không phải con số nào cũng tồi tệ. Một cuộc khảo sát đến từ tập đoàn truyền thông Caixin cho thấy, chỉ số hoạt động kinh doanh đạt 50,6% trong tháng 10 cho thấy sự phục hồi nhẹ đáng mừng, tuy nhiên, lưu ý rằng, tình trạng suy thoái nguồn điện và tình trạng thiếu nguyên liệu thô đã làm ảnh hưởng trầm trọng đến nguồn cung.

Các nhà kinh tế tại Capital Economics chỉ ra rằng nhiều công ty đang báo cáo hoạt động giảm hơn là tăng, cho thấy rằng sản lượng tổng thể đã bị hạn chế. Giá than tại Trung Quốc có xu hướng tăng cao do thiếu hụt nguồn cung trong nước. Hơn nữa, việc Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu than từ Úc và Mông Cổ khiến tình trạng khủng hoảng năng lượng điện càng trở nên trầm trọng, các nhà máy điện cũng phải giảm sản lượng để tránh thua lỗ do giá bán của họ bị giới hạn.

Hiện tại, khủng hoảng năng lượng điện ở Trung Quốc đang khiến tình trạng thiếu hụt năng lượng trên toàn cầu trở nên căng thẳng hơn, có nguy cơ làm đảo lộn quá trình hồi phục sau đại dịch. 

Đứng trước vấn nạn này, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các bước để giải quyết một số vấn đề. (Các nhà phân tích lưu ý rằng những nỗ lực đó không mang lại hiệu quả giải cứu ngay lập tức).

Vào đầu tháng trước, Trung Quốc đã ra lệnh cho các mỏ than tăng sản lượng, chỉ vài tháng sau khi ra lệnh ngược lại để kiềm chế lượng khí thải carbon.

Ken Cheung Kin Tai, chiến lược gia ngoại hối châu Á tại Mizuho, ​​viết: “Các biện pháp mạnh mẽ của chính phủ nhằm giới hạn giá than và thúc đẩy sản xuất than, điều này có thể làm mất thời gian để giải quyết tình trạng thiếu điện.

Mike Beckham – CEO của Simple Modern nhấn mạnh: “Khủng hoảng năng lượng trầm trọng sẽ khiến chuỗi các sự kiện không tránh khỏi sẽ diễn ra. Khi đang nỗ lực tìm hiểu về tình hình hiện tại, chúng tôi nhận ra rằng mối rủi ro này lớn hơn bất kỳ điều gì từng chứng kiến trong sự nghiệp kinh doanh”.

Trong lĩnh vực dịch vụ, hoạt động tiêu dùng đang có dấu hiệu đi chậm lại, 1 phần nguyên nhân đến từ việc các nhà đầu tư lo lắng về sức khỏe tài chính của Evergrande và các nhà phát triển nhà đất khác.

Những thách thức về khối nợ bất động sản đè nặng lên vai các nhà quản lý tài chính Trung Quốc.

Trên thực tế có thể nhận thấy rằng, cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc có thể đe dọa tăng trưởng vào năm 2022.  Ngoài ra Trung Quốc đang có chính sách nghiêm ngặt để đất nước này không bùng phát dịch bệnh với tiêu chí “zero Covid”, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những quý tới liệu có đạt được đúng với sự kỳ vọng hay chỉ là những điểm sáng còn mờ nhạt.

Trước tình trạng này, nhiều ngân hàng đã hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay xuống dưới mức 8%. Nguyên nhân do khủng hoảng năng lượng điện đã trở thành mối rủi ro khác đối với đà tăng trưởng.

Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế dự đoán Bắc Kinh sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế.

Liên quan đến thách thức nợ trị giá 5.000 tỷ USD của trị trường bất động sản Trung Quốc, trong bối cảnh các doanh nghiệp có thể trì hoãn việc thanh toán trái phiếu ngắn hạn, nhiều tập đoàn, công ty vẫn phải chật vật để củng cố sức khỏe tài chính của mình khi doanh số bán hàng chậm lại và lợi nhuận giảm.

Trong tháng 10, 100 nhà phát triển hàng đầu của Trung Quốc đã ghi nhận doanh thu giảm 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Có ít nhất 4 công ty bất động sản Trung Quốc vỡ nợ vì không thể tiếp cận các kênh tái cấp vốn. Điều này làm dấy lên lo ngại về làn sóng vỡ nợ dây chuyền.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version