Khắp nơi thế giới đã và đang chứng kiến những dấu hiệu, tình trạng khan hiếm nhôm một cách rõ ràng. Nhưng Trung Quốc mới là nước đang phải hứng chịu nghiêm trọng nhất sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu này .
Truyền thông trên thế giới gần đây đã lật lại thông tin kho dự trữ nhôm khổng lồ ở Việt Nam liên quan đến Trung Quốc, có giá trị lên tới 5 tỷ USD tính theo giá thị trường hiện tại. Kho dự trữ nhôm này được cho là đủ lớn để có thể chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu này trên toàn cầu, tuy nhiên nó lại không thể sử dụng…
Nguồn cung sau nhiều năm trong tình trạng dư thừa thì đến nay thế giới lại đã và đang chứng kiến xu thế đảo ngược trong ngành. Giá cả leo thang, số lượng tồn kho giảm mạnh. Nhất là trong bối cảnh thế giới bắt đầu quay trở lại khôi phục nền sản xuất sau một thời gian dài chao đảo vì đại dịch. Nhu cầu nguyên vật liệu tăng cao nhưng TQ lại hạn chế nguồn cung.
Nhà phân tích cấp cao tại Wood Mckenzie ở London, anh Kamil Wlazly cho hay: “Lượng dự trữ nhôm sụt giảm với tốc độ rất nhanh – khiến mọi người đều bật ngửa vì không chuẩn bị trước”.
Khắp nơi thế giới đã và đang chứng kiến những dấu hiệu, tình trạng khan hiếm nhôm một cách rõ ràng. Nhưng Trung Quốc mới là nước đang phải hứng chịu nghiêm trọng nhất sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu này .
Tình trạng “khát” nhôm ở Trung Quốc như thế nào?
Tổng lượng nhôm hiện nay tồn kho tại Trung Quốc chỉ ở mức khoảng 1,2 triệu tấn – tương đương với việc đáp ứng nhu cầu sử dụng đủ trong 2 tuần. Tình trạng này dã biến TQ từ một nước xuất khẩu đã trở thành một nước nhập khẩu lớn của thế giới, điều đó khiến cho tình trạng dự trữ nhôm toàn cầu giảm đi nhanh chóng.
Reuters ghi nhận vào cuối tháng 12/2020 lượng nhôm nhập khẩu của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục và nó đã vượt qua mức đỉnh xác lập trước đó năm 2009. Với tình trạng nhập khẩu “điên cuồng” đang diễn ra và đã được ghi nhận từ trước đó và sẽ còn kéo dài ít nhất là hết năm nay.
Trong tháng 7/2020, lượng nhôm nhập khẩu ở TQ tăng 570% so với thời điểm cùng kỳ năm 2019 và cũng tăng 35,5% so với thời điểm tháng 6/2020. Tình hình này có thể kéo dài tới hết năm 2021 thậm chí còn có thếang tới năm 2022, vì vậy dẫn tới việc các khách hàng tại thị trường Mỹ phải cạnh tranh nguồn nguyên liệu này với các công ty TQ.
Quý II năm 2020, ngay từ khi TQ tăng tốc nhập khẩu, gom hơn 1,8 triệu tấn nhôm thỏi, việc này là nguyên nhân góp phẩn đây giá tăng không ngừng, tăng cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây.
Ngành nhôm của Trung Quốc khủng hoảng
Giá nhôm tăng phi mã ngay khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở TQ lan rộng. Dẫn đến tình trạng giá tăng vọt lên mức cao nhất trong 13 năm qua là 3.000 đô/tấn vào hồi tháng 10 năm nay. Đây chính là mức giá cao nhất kể từ thời điểm năm 2008. Trước đó giá chỉ giao động từ khoảng 1.500 – 2.000 đô/tấn
Việc sản xuất nhôm cũng phụ thuộc khá nhiều vào nguồn điện. Để sản xuất một tấn nhôm cần khoảng 14MWh, tương đương với năng lượng trung bình của một hộ gia đình sinh sống tại anh sử dùng trong 3 năm hơn.
Dù cho cuộc khủng hoảng năng lượng tại TQ đang dần khôi phục thì trong tương lai thì Bắc Kinh cũng đặt ra giói hạn đới với năng lực sản xuất kim loại này qua đó nhằm nỗ lựchạn chế sử dụng năng lượng cũng như việc đáp ứng mục tiêu về hạn chế khí thải.
Nhiều nhà máy luyện nhôm của Trung Quốc bao gồm các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Hà Nam, Thanh Hải, Nội Mông, Ninh Hạ và Quý Châu cũng đã chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến việc phải cắt giảm sản lượng trong năm nay.
Biên tập viên cấp cao tại S&P Global Platts – Mok Yuen Cheng đưa ra phân tích: “Trong mùa đông, nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ nhiều hơn nữa và tình trạng thiếu điện của Trung Quốc dự kiến sẽ còn tiếp diễn ít nhất là trong quý đầu tiên của năm 2022”.
Trên toàn cầu, trước tình hình thiếu hụt như hiện tại ở Trung Quốc những người phụ thuộc vào nguồn cung nhôm ổn định đã bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Theo Bloomberg: Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành cũng đã chuẩn bị cho viễn cảnh nguồn cung nhôm sẽ tiếp tục giảm trong năm 2022 và sự thiếu hụt này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong 5 năm tới.
Các nhà sản xuất của Trung Quốc đang phải đối mặt với việc thiếu hụt các nguyên liệu thô như nhôm và sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Ông Mike Keown, Giám đốc điều hành của Commonwealth Rolled Products, nhận định: “Đối với chúng tôi, đó là một mớ hỗn độn, chúng tôi nghĩ rằng [cuộc khủng hoảng thiếu hụt nhôm] chỉ mới bắt đầu.”
“Núi nhôm” ở Việt Nam: Trung Quốc cũng đành bó tay?
Vào năm 2019, kho nhôm 1,8 triệu tấn trị giá 5 tỷ đô đã bị Việt Nam ngăn chặn xuất khẩu trong khuôn khổ cuộc điều tra chống bán phá giá do Mỹ khởi xướng. Cuộc điều tra nhắm đến tỷ phú Trung Quốc Lưu Điền Trung, người được mệnh danh là “vua nhôm”.
Những kết luận điều tra ban đầu đối với công ty nhập khẩu số nhôm này ở Việt Nam đã bị hủy bỏ vì thiếu bằng chứng nhưng cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc.
Hiện “núi nhôm” vẫn đang được lưu giữ dưới sự giám sát của nhân viên an ninh Việt Nam. Chỉ một khối lượng nhỏ trong số đó được đưa vào dây chuyền sản xuất.
Ngoài lý do liên quan đến pháp lý, giới chuyên gia cũng không kỳ vọng nhiều vào khả năng kho dự trữ này được giải phóng ra thị trường.
CRU – một trong những công ty tư vấn quan trọng nhất trong ngành – đã loại bỏ kho dự trữ 1,8 tấn nhôm tại Việt Nam khỏi ước tính về hàng tồn kho của mình. Theo đó, công ty này cho rằng một phần trong “núi nhôm” này có thể phải bán dưới dạng phế liệu vì đã hơn 10 năm tuổi./.