Trung Quốc sẽ trở thành ông trùm chất bán dẫn?

Will China dominate the world of semiconductors?

Trung Quốc cũng dành riêng trong bản đồ kinh tế những quy tắc quản lý chất bán dẫn xuất khẩu công nghệ, tuy nhiên tồn tại ở đó nhiều hạn chế trong việc giao dịch.

Câu chuyện chất bán dẫn

Trong nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Donald Trump, người ta nhìn lại nhìn lại sức mạnh công nghệ Trung Quốc để nhận xét rằng đó thực sự là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm với nền kinh tế phương Tây.

Huawei – tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã bị Washington đã đưa Huawei vào danh sách “đen” thương mại vì lo ngại những nguy cơ an ninh quốc gia.

Năm 2019, Mỹ cấm doanh nghiệp nội địa giao thương với Huawei nếu không có giấy phép.

Năm 2020, chính quyền Trump yêu cầu các nhà sản xuất chip phải xin giấy phép của chính quyền Mỹ trước khi cung cấp cho Huawei. Ngược lại, Huawei phải xin phép Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn nhận hoặc sử dụng các thiết kế bán dẫn liên quan đến các công nghệ và phần mềm của Mỹ.

Bị Mỹ cấm vận, doanh thu của Huawei mất gần 1/3 so với cùng kỳ các năm trước. Đó trở thành điều chưa từng có ở bất kỳ quốc gia nào bởi doanh thu của Huawei được so sánh ngang bằng với Microsoft.

Huawei lọt vào “black list” của Mỹ.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chip bằng cách chi hàng tỷ USD để phát triển độc lập không dựa vào công nghệ Mỹ. Mọi thứ đang dần suôn sẻ, có vẻ như Mỹ đang mất kiểm soát đối với chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Sau khi ông Joe Biden lên nhậm chức, Nhà Trắng đã đặt ra câu hỏi về việc kiểm soát chuỗi sản xuất chất bán dẫn đối với các đồng minh. Họ thừa nhận rằng, công nghệ và sự phát triển vi mạch chưa bao giờ “nóng” đến vậy trong thời buổi hiện nay.

Nhiều người so sánh hiện tượng này giống với OPEC. Trong nhiều thập kỷ, các thành viên của nhóm đã ngồi lại với nhau để kiểm soát trữ lượng dầu mỏ nhằm không để nó ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.

Với chất bán dẫn cũng tương tự như vậy.

Các quốc gia cũng dành riêng trong bản đồ kinh tế những quy tắc quản lý chất bán dẫn xuất khẩu công nghệ, tuy nhiên tồn tại ở đó nhiều hạn chế trong việc giao dịch.

Năm 1996, Thỏa thuận Wassenaar được thành lập (hay còn được gọi là COCOM) để kiểm soát xuất khẩu đối với vũ khí thông thường và hàng hóa công nghệ lưỡng dụng với 42 quốc gia tham gia bao gồm nhiều quốc gia Comecon (Hiệp ước Warsaw) trước đây.

Giới quan chức ủng hộ ý tưởng thành lập Wassenaar để có thể giúp kiểm soát việc buôn bán chất bán dẫn.

Tháng 9/2021, Hội đồng công nghệ và thương mại Mỹ – Liên minh châu Âu đã chính thức ra mắt với 1 nhóm làm việc chính là giải quyết các vấn đề xuất khẩu công nghệ – trong đó vấn đề đảm bảo chuỗi cung ứng chất bán dẫn là một trong những chủ đề chính trong các buổi nghị sự.

Ngành công nghiệp chất bán dẫn phương Tây đang đặt cảnh giác cao độ với Trung Quốc, nó cũng hi vọng các quy tắc xuất khẩu sẽ trở nên rõ ràng hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển.

Mỹ đứng giữa việc kiểm soát sản xuất chất bán dẫn và đảm bảo chuỗi cung ứng chip toàn cầu.

Cuộc đua đổi mới Mỹ – Trung  

Trung Quốc nhập khẩu ròng bán dẫn, phụ thuộc đáng kể vào nhà cung ứng nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, để đáp ứng nhu cầu công nghệ nội địa. Nếu Mỹ quá cứng rắn với Trung Quốc thì nhiều khả năng sẽ là đòn phản ngược đối với các công ty cung ứng của nước này, trong ngắn hạn có thể gây hại tới ngành công nghiệp Mỹ nói chung.

Washington lo ngại Trung Quốc có được công nghệ của Mỹ thông qua các chuỗi cung ứng dân sự rồi tích hợp vào quân đội nước này. Điều tệ nhất, khi mọi việc bị đẩy đi quá xa, triển vọng thương mại Mỹ – Trung sẽ khó có được thành tựu rực rỡ nếu trong một ngày không xa, mối quan hệ hai nước được cải thiện.

Hiện tại, Huawei hiện không thể làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ bởi lệnh cấm được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump thông qua với lý do an ninh quốc gia.

Tương tự như vậy, nhà sản suất chip lớn thứ 4 Trung Quốc – SMIC vẫn đang loay hoay với những bất lợi của mình. Áp lực từ chính quyền Mỹ thách thức Trung Quốc trong việc tìm ra giải pháp cho những tai ương của SMIC.

SMIC đang cần được chính phủ Trung Quốc giải cứu.

Thực tế chứng minh rằng, các nhà sản xuất chất bán dẫn Mỹ vẫn coi Trung Quốc là thị trường tiềm năng bởi mức tiêu thụ tại thị trường này rất lớn. Trung Quốc không ngừng thay đổi công nghệ của mình, tỷ lệ chất bán dẫn được bán ra thị trường quốc tế không ngừng tăng cao bất chấp lệnh cấm từ Mỹ.

Trong ngắn hạn, có vẻ Mỹ và nhiều đồng minh chưa gật đầu khi nhìn tham vọng thống lĩnh thị trường công nghệ toàn cầu của Trung Quốc nhưng ít nhất trong thời điểm hiện tại, chứng minh một điều rằng một quốc gia không thể kiểm soát một ngành công nghiệp có tiềm năng. Mỹ có thể sẽ phải nhìn nhận lại vấn đề khi cố gắng kiểm soát và can thiệp.

Zoe (Lược dịch The Economist) semiconductor sales

 

 

 

 

 

Exit mobile version