Ấn Độ được dự báo vượt Trung Quốc về dân số trong năm 2023, dường như Bắc Kinh không hoàn toàn hài lòng với tin tức này.
Theo báo cáo Triển vọng Dân số Thế giới năm 2022 mới công bố của Liên hợp quốc (UN), Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới với lần lượt 1,412 tỷ và 1,426 tỷ người trong năm 2022.
UN dự báo Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Nước này được dự báo sẽ có dân số 1,668 tỷ người vào năm 2050. Trong khi đó, dân số Trung Quốc giảm xuống còn 1,317 tỷ người vào giữa thế kỷ.nUN cảnh báo tỷ lệ sinh cao sẽ là một thách thức với tăng trưởng kinh tế với các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở một mức độ nào đó, tin tức này sẽ khiến Bắc Kinh hài lòng, vì nước này đã từng buộc người dân thực hiện chính sách “một con” trong khoảng 40 năm. Tuy nhiên, một số khía cạnh có thể khiến Bắc Kinh phật ý. Khái niệm Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới từ lâu đã có mối quan hệ mật thiết với sự trỗi dậy của quốc gia này. Tuy nhiên vào đầu năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Le Yucheng tuyên bố rằng Trung Quốc không theo đuổi mục tiêu bá chủ toàn cầu và thay vào đó sẽ nỗ lực cải thiện cuộc sống của người dân.
“Vượt Mỹ ở chỉ số GDP không phải là điều chúng tôi quan tâm, cũng không phải mục tiêu mà chúng tôi hướng đến. Hoàn thành mong muốn của người dân về một cuộc sống tốt hơn, đây mới là những gì chúng tôi hướng tới”.
Tuy nhiên, trong nhiều năm, mạng xã hội Trung Quốc đã tràn ngập tiếng nói về quốc gia số 1 thế giới. Việc dân sốgiảm xuống vị trí thứ 2 toàn cầu có thể thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi mục tiêu số 1 khác.
Bất chấp những lời phủ nhận từ các nhà lãnh đạo, việc Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới khá rõ ràng. Về mặt GDP danh nghĩa, Trung Quốc vẫn đứng thứ 2 sau Mỹ, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng nước này có khả năng vượt Mỹ vào cuối những năm 2020.
Trong phần lớn thời gian kể từ năm 1945, Mỹ là cường quốc số 1 không thể tranh cãi. Bất chấp nhiều thảm họa địa chính trị và những bất công trong nước, năng lực sáng tạo và phát triển của Mỹ vẫn rất mạnh mẽ.
Chính phủ Trung Quốc hướng đến việc đưa đất nước này trở thành một siêu cường công nghệ phần mềm toàn cầu. Trung Quốc đóng vai trò như một nhà đổi mới công nghệ ở phần lớn châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh với dịch vụ 5G giá rẻ. TikTok, một sản phẩm của ByteDance, đã trở thành ứng dụng phổ biến toàn cầu.
Tuy nhiên, về tổng thể, mong muốn trở thành cường quốc công nghệ phần mềm số 1 của Trung Quốc vẫn bị đình trệ và xếp sau Mỹ một phần là do sự kiểm soát gắt gao của chính phủ nước này với các ông lớn công nghệ.