Forbes vinh danh tỷ phú Phạm Nhật Vượng là “Anh hùng từ thiện” châu Á 2021

Forbes vinh danh Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là "Anh hùng từ thiện" châu Á

Trong danh sách 15 người được vinh danh là “Heroes Of Philanthropy” (Anh hùng từ thiện) châu Á năm 2021, có tên của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng 2 lần được vinh danh là Anh hùng từ thiện châu Á

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch của tập đoàn Vingroup đã được tạp chí  Forbes vinh danh là 1 trong 15 nhà từ thiện hàng đầu châu Á – Asia’s 2021 Heroes Of Philanthropy. Được biết, vị tỷ phú của Việt Nam lần thứ 2 liên tiếp được đứng trong danh sách này.

Nói về việc vinh danh tỷ phú Phạm Nhật Vượng ở hạng mục này, Forbes cho biết, từ năm ngoái, vị tỷ phú của tập đoàn Vingroup đã trao hơn 320 triệu USD hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam. Ngoài ra, tập đoàn Vingroup còn đóng góp mua 4 triệu liều vaccine Covid-19 và 33 triệu bộ kít xét nghiệm cho quỹ vaccine quốc gia. Hàng triệu liều thuốc kháng virus Remdesivir và Monupiravir cũng được Vingroup tặng cho các tỉnh chịu tác động nặng nề bởi dịch.

Chưa hết, 9 tháng đầu năm 2021, 45 triệu USD đã được đóng góp vào Quỹ Thiện Tâm từ mảng bất động sản, ô tô, công nghệ của vị tỷ phú này. Theo tìm hiểu, quỹ này có 30 chương trình hướng đến giúp đỡ, hỗ trợ cho những mảnh đời khó khăn. Trong đó có học bổng, quỹ cứu trợ thiên tai lũ lụt, quỹ hỗ trợ cho 2.000 trẻ em mồ côi tại Việt Nam, cha mẹ mất do dịch Covid-19.

Ngoài ra, tập đoàn Vingroup còn phát triển và tự sản xuất máy thở vào năm 2020. Giám đốc điều hành Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết, những chiếc may thở được sản xuất phi lợi nhuận. Hàng nghìn máy thở đã được trao tặng cho Nga và Ukraine.

Những cái tên khác trong danh sách Asia’s 2021 Heroes Of Philanthropy

Danh sách 15 tỷ phú được vinh danh là Asia’s 2021 Heroes Of Philanthropy:

Nhà đồng sáng lập Alibaba và Quỹ Joe and Clara Tsai Joseph Tsai và Clara Wu Tsai (Hong Kong, Trung Quốc)

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng (Việt Nam)

Chủ tịch Tập đoàn Pau Jar Group – Lin Chen Hai (Đài Loan)

Phó chủ tịch SM Invesment Corp – Teresita Sy-Coson (Philippines)

Chủ tịch Vedanta Resources – Anil Agarwal (Ấn Độ)

Chủ tịch Keyence – Takemitsu Takizaki (Nhật Bản)

Nhà sáng lập MBK Partners – Michael Kim (Hàn Quốc)

Chủ tịch Tập đoàn Sunway – Jeffrey Cheah (Malaysia)

Chủ tịch Wipro – Azim Premji (Ấn Độ)

CEO Pan Pacific Hotels Group – Wee Weiling (Singapore)

Nhà lãnh đạo Hang Lung Group – Ronnie Chan và Gerald Chan (Hong Kong)

Nhà sáng lập Knowledge Channel Foundation – Rina Lopez Bautista (Philippines)

Chủ tịch Fuyao Glass Industry Group – Cho Tak Wong (Trung Quốc)

Nhà sáng lập Atlassian – Mike Cannon-Brookers (Australia)

Nhà sáng lập Nexon – Kim Jung-Ju (Hàn Quốc)

Được biết, danh sách của Forbes tập trung vào những nhà từ thiện cá nhân ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là những cá nhân đã dùng tài sản cá nhân để quyên góp một số tiền đáng kể cho cộng đồng. Danh sách do tạp chí Forbes công bố không có sự xuất hiện của các quỹ từ thiện công ty, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội hay các tổ chức tương tự…

Trong lĩnh vực giáo dục – một trong những lĩnh vực hàng đầu được quan tâm, 2 anh em tỷ phú người Hong Kong điều hành tập đoàn bất động sản Hang Lung Group là Gerald và Ronnie Chan đã quyên góp 175 triệu USD cho một trường tại Massachusetts, Mỹ.

Ông Takemitsu Takizaki – “ông trùm sản xuất Nhật Bản”, người sáng lập Keyence, nhà sản xuất cảm biến tự động hóa, hệ thống thị giác… cũng tặng cổ phần của công ty mình có trị giá gần 2,3 tỷ USD để tài trợ học bổng cho các sinh viên đại học tại đất nước này.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version