Theo một báo cáo gần đây của Elliptic, khi vấn đề căng thẳng ở biên giới Ukraine vẫn tiếp tục leo thang, các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Ukraine nhận thấy các khoản quyên góp Bitcoin hay các loại tiền điện tử đang ngày một gia tăng.
Quyên góp Bitcoin ngày một gia tăng tại Ukraine để tài trợ cho cuộc chiến với Nga
Đây không phải là các tổ chức phi chính phủ hướng tới mục tiêu chống đói nghèo hay công bằng xã hội mà là những người theo chủ nghĩa hacktivists ủng hộ Ukraine và các tổ chức quân sự.
Được biết, chủ nghĩa hacktivists là chủ nghĩa hoạt động sử dụng các kỹ thuật được máy tính hỗ trợ như tấn công một hình thức bất tuân dân sự nhằm thúc đẩy các chương trình nghị sự chính trị hoặc hướng tới mục tiêu thay đổi xã hội.
Elliptical cho biết các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác huy động vốn từ cộng đồng thông qua tiền điện tử.
Cho đến nay, Nga đã tiến hành triển khai khoảng 100.000 – 130.000 quân ở biên giới với Ukraine và Belarus để chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai gần. Mỹ, một đồng minh thân cận của Ukraine cũng đã triển khai 3.000 quân đến khu vực này và có khoảng 8.500 quân khác đang sẵn sàng chờ đợi tình trạng báo động.
Các nghiên cứu của Elliptic đã tiết lộ việc cuộc chiến của Ukraine được tài trợ bằng tài sản kỹ thuật số. Các quỹ tiền điện tử được sử dụng để trang bị cho quân đội Ukraine và các cuộc tấn côn mạng nhằm chống lại Nga. Cho đến hết năm 2021, số tiền quyên góp bằng tiền điện tử cho các tổ chức này đã tăng hơn 900%.
Cũng theo báo cáo, với mục tiêu chống lại vấn đề tham nhũng của chính phủ, các tổ chức NGO đã bắt đầu hỗ trợ tài chính trực tiếp cho binh lính, bao gồm vật tư y tế và vũ khí. Elliptic cho biết các nhà tài trợ đã sử dụng Bitcoin để gửi tiền cho các tổ chức NGO mà không cần thông qua bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào.
“Elliptic đã xác nhận một số địa chỉ ví tiền điện tử của các tổ chức NGO trong năm qua đã nhận được số tiền quyên góp lên tới hơn 570.000 USD.”
Theo dữ liệu cung cấp từ Elliptic, một số tổ chức đang nhận quyền góp bằng Bitcoin có thể kể đến Come Back Alive – một tổ chức cung cấp thiết bị đào tạo, y tế và quân sự; và Trung tâm Myrotvorets có mối quan hệ với chính phủ Ukraine.
Một số nhóm khác cũng có thể kể đến nhóm hacktivist Liên minh mạng Ukraine và Đang phái không gian mạng Belarus đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng nhắm vào Nga. Elliptic cho biết, chỉ trong năm 2021, Liên minh mạng Ukraine đã nhân được gần 100.000 USD thông qua các khoản quyên góp bằng Bitcoin, Litecoin, Ethereum và stablecoin.
Ý tưởng quyên góp bằng tiền điện tử được khởi xướng từ các nhóm thân Nga vào đầu năm 2014.
Mặc dù vậy, các loại tài sản kỹ thuật số vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số vốn tài trợ được dành cho Ukraine. Phần lớn trong số đó đều được các đồng minh phương Tây gửi bằng tiền tệ truyền thống thông qua các hệ thống thanh toán thông thường.
Nguồn: Coincu