Thư viện crypto: Nghệ thuật Membership NFTs

Làm thế nào chúng ta có thể cầm trong tay tấm thẻ hội viên NFT?

Với những khách hàng đã là hội viên NFT (Membership NFTs) sẽ được hưởng những đặc quyền VIP và có thể truy cập vào hệ thống riêng.

Crypto Punks. Bored Apes. Flyfish Club.

Không phải là các ban nhạc theo phong trào grunge Seattle đến từ thập niên 90, đây là những biệt danh thú vị được đặt tên cho bộ sưu tập NFT đình đám trong năm 2021-2022.

NFT (non-fungible tokens) là tài sản điện tử cao cấp được giao dịch và hiển thị với tư cách là tác phẩm nghệ thuật giống như trong thế giới thực. Thị trường NFT đang trên đà phát triển, tháng 9/2021, trong buổi đấu giá trực tuyến Sotheby’s, bộ sưu tập có tên gọi là Bored Ape đã được bán với giá 24,4 triệu USD.

Khi NFT ngày càng trở nên phổ biến trong đại chúng, các thương hiệu bắt đầu triển khai chương trình Membership NFTs (tạm dịch: Hội viên NFT). Người tham gia có quyền truy cập và hưởng những tiện ích đặc quyền mà chỉ khi họ sở hữu NFT mới có được.

NFT social clubs (câu lạc bộ truyền thông NFT) là nơi cấp “thẻ hội viên” để các thành viên được nhiều đặc quyền như: Cung cấp dịch vụ khách sạn, sảnh riêng, ẩm thực, ăn tối cùng người nổi tiếng.

Thậm chí những hội viên NFT còn có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện cùng người nổi tiếng trong các dự án phim mà NFT tài trợ, hưởng ưu tiên độc quyền vượt ngoài những gì mà một fan thông thường có, thậm chí earn token từ các phần nội dung phim.

Trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, chương trình Membership NFTs có thể tạo ra ý thức cộng đồng, nâng cao mức độ tin dùng đối với thương hiệu, đồng thời trở thành điều kiện thưởng dịch vụ độc quyền cho những khách hàng thân thiết.

Chương trình Membership NFTs tăng cường mối quan hệ với khách hàng, tạo ra cộng đồng Loyalty Customer (khách hàng trung thành) để có thể tăng doanh số. Với những khách hàng đã là hội viên NFT sẽ được hưởng những đặc quyền riêng và truy cập vào hệ thống riêng.

NFT là gì?

Một vài sản phẩm “fungible” (có thể đổi được), nó có thể được thay thế bằng một sản phẩm song sinh khác có giá trị tương đương. Mức giá trị đổi có thể là 1 BTC, 1 ETH hoặc ít hơn có thể là 20 USD.

Nhưng, nếu là một sản phẩm “non-fungible” thì sản phẩm đó là một nguyên bản độc lập, không có dị bản giống như Charizard Pokemon hay Yuga Labs’ Bored Ape Yacht Club.

Ví dụ: Bức tranh Mona Lisa? Non-fungible. Hay một căn nhà được thiết kế bởi Frank Lloyd Wright? Non-fungible.

Hợp lý!

Bây giờ hãy cùng nhau lắp ghép từ bằng cách thêm từ “Token” vào cụm từ “Non-fungible”.

Trong trường hợp này, token được hiểu là tài sản, một mã tiền điện tử, một chỉ số nhằm chỉ quyền sở hữu. Nó tồn tại trên blockchain (một chiếc sổ cái lưu trữ mọi hoạt động chuyển giao, buôn bán tài sản. Không ai có thể tham gia chỉnh sửa lịch sử của nó và dĩ nhiên không có dị bản hay bản fake).

Blockchain được phân quyền, phân phối trên khắp các mạng lưới hệ thống máy tính – trái ngược với các kiểm soát thông tin truyền thống.

Tựu chung lại, NFT là một loại tài sản số được tạo ra nhằm giao dịch, sưu tầm và có giá trị.

Chúng có thể là các tác phẩm mỹ thuật số (digital art) như: Everydays — The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple đã được bán với giá 69 triệu USD tại buổi đấu giá Christie’s.

Everydays — The First 5000 Days

Hoặc có thể là một video Charlie Bit Me đã được bán với giá 500.000 bảng Anh. Thậm chí nó chỉ là 1 dòng tweet dưới dạng NFT dài 20 ký tự của CEO Twitter Jack Dorsey được bán với số ETH tương đương 2,9 triệu USD. Người mua là Sina Estavi, CEO của công ty Bridge Oracle (Malaysia).

Nhưng điều đáng nói, tại sao lại có những người chịu bỏ ra một khoản tiền khổng lồ chỉ để sở hữu 1 NFT trong khi bạn có thể tìm kiếm hình ảnh tương tự ngay trên Google?

Cái gì cũng cần có lý do!

Thứ nhất, các NFT đều được xác minh bằng 1 hợp đồng thông minh (smart contract), chứng minh quyền sở hữu độc quyền hợp pháp đối với NFT đó.

Hay hiểu đơn giản, các NFT được chứng nhận bởi chuỗi mã NFT, biến nó trở thành món hàng độc nhất vô nhị. Trên thực tế, quyền sở hữu NFT tồn tại dưới dạng hồ sơ, ai cũng có thể check và tra cứu xem ai là chủ nhân của NFT đó.  

Hầu hết các NFT được tạo nên từ blockchain Ethereum. ETH là đồng tiền có vốn hóa chỉ sau Bitcoin – đó cũng là lý do tại sao mọi người không ngại chi khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào NFT.

Ví dụ, nếu tôi tự copy bản sao của bức tranh Mona Lisa để treo nó trong nhà, tôi đã treo lên tường nhà một một tác phẩm nghệ thuật vô giá.

Không! Nó không có giá trị giống như bản gốc vì nó chỉ là bản copy, không độc quyền, không có giá trị. Ai là người đặt ra giá trị của nó? Đó là những người mua nghệ thuật.

Tại sao bức tranh trị giá 860 triệu USD với kích thước 30 inch x 21 inch vẽ một người phụ nữ cùng nụ cười gượng gạo lại có giá trị cao đến vậy? Đó là vì giá trị đó được gắn với tác phẩm gốc.

Nếu có 1 ai đó sẵn sàng chi hàng nghìn USD để trở thành người sở hữu độc quyền Lazy Lion – một con sư tử với bộ bờm xanh lông hồng, thì đó chính là giá trị của tài sản số đó.

Lazy Lions là một NFT nằm trong bộ sưu tập NFT đã đạt mức giá 32 triệu USD.

Chi quá nhiều tiền cho một vật gì đó thật sự ngốc nghếch phải không? Tùy vào góc nhìn của mỗi người bởi 1 tác phẩm nghệ thuật có thể đắt hơn gấp nhiều lần số tiền người ta sẵn sàng bỏ ra cho nó.

Giá trị của một NFT được định giá bằng việc ai đó có thể trả cho nó ở thời điểm tiếp theo (nghĩa là đấu giá). Nó là một câu chuyện khác khi người sau đề nghị mức giá cao hơn chỉ để muốn trở thành chủ nhân độc quyền của tác phẩm đó.

Một tác phẩm NFT có thể tăng giá khi mức độ phổ biến trở nên lớn hơn và ngày càng có nhiều người muốn sở hữu hơn.

Membership NFTs hoạt động thế nào?

Làm thế nào chúng ta có thể cầm trong tay tấm thẻ hội viên?

Giá trị NFT nằm ở khả năng xác minh độ chính xác của tác phẩm đó. Khi công nghệ phát triển, các thương hiệu và người làm nghệ thuật có thể bán NFT của mình cho cộng đồng của họ, cấp đặc quyền riêng đối với cộng đồng đó.

Tháng 6/2022, Shopify thêm tùy chọn NFT-Gated cho các nhà bán lẻ trực tuyến. Theo đó, Shopify cho phép cá nhân phát hành NFT cấp quyền ưu tiên cho các khách hàng sở hữu NFT có thể truy cập vào products hoặc services riêng.  

Shopify hợp tác với các bộ sưu tập NFT như Adam Bomb Squad, Doodles, World of Women, Invisible Friends, Superplastic, Stapleverse và Cool Cats.

Hiểu đơn giản, NFT giống như chiếc vé VIP có thể khiến bạn đến được phía sau cánh gà của một lễ hội âm nhạc nổi tiếng, giành quyền tham quan hậu trường và được xem “nội dung độc quyền” từ các thần tượng mà mình yêu thích.

Giá trị của mô hình membership NFTs

Membership NFTs (Tư cách Hội viên NFTs) là gì? Bắt đầu hành trình tương lai mới

Người tiêu dùng truyền thống rất quen thuộc với cụm từ “membership” với những đặc quyền mà họ được hưởng. Các hội viên được hưởng mức giá ưu đãi tại Costco hay được nhận mọi ưu đãi vận chuyển trực tuyến của Amazon Prime,…

Tương tự như vậy, để có tư cách trở thành hội viên NFT, bạn chỉ cần có NFT, token thay vì tấm thẻ hội viên vật lý dễ làm rơi, vòng tay VIP hay thẻ ưu tiên có dây đeo cổ.

Về bản chất, chương trình membership NFT không khác với các gói “membership” truyền thống. Membership không chỉ mang lại cơ hội cho các nhãn hàng có thể tương tác với khách hàng mà còn là phần thưởng cho những khách hàng trung thành với thương hiệu.

Ví dụ, với chương trình membership NFTs, người cung cấp dịch vụ có thể trao cho khách hàng các đặc quyền như: Tiếp cận sớm các sản phẩm VIP-phiên bản giới hạn, giảm giá, truy cập vào các sự kiện metaverse giao lưu với người nổi tiếng, ông chủ thương hiệu, tham quan hậu trường của các sự kiện,…

Tuy nhiên, điểm chính của Membership NFTs là tính cộng đồng, sự thân thuộc của những người sở hữu NFT, nâng cao nhận thức thương hiệu, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp lượng thành viên vượt quá tiêu chuẩn khiến nhãn hàng không kịp quản lý.

Ngoài ra, các thương hiệu khi vận dụng mô hình Membership NFTs cũng là môi trường để thử nghiệm các sản phẩm mới, các khách hàng sẽ là người đưa ra cảm nhận và nhận xét giúp nhãn hàng hoàn thiện hơn. Từ đó, mở rộng nhận diện đến các tệp khách hàng mới.  

Hội viên NFTs (Membership NFTs) không chỉ đảm bảo được tối đa quyền lợi người dùng được hưởng mà còn tối ưu hóa lợi nhuận dựa trên nền tảng hợp đồng thông minh – điều vượt trội hơn hẳn so với tư cách hội viên truyền thống.

NFT không phải là trend ngắn hạn, chúng đang trở thành một phần của nền tài chính, thương mại. NFT đang ngày một bùng nổ, phổ biến và được tận dụng triệt để từ những bộ óc lớn.

Bạn là một thương hiệu đang mong muốn đổi mới hay bạn là một khách hàng đang sở hữu NFT, bạn hoàn toàn có đủ tư cách để trở thành 1 hội viên NFT, trải nghiệm những đặc quyền xa xỉ mà chỉ riêng bạn và cộng đồng NFT có được.

Trader Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version