Uniqlo “quay xe”, thông báo ngừng kinh doanh tại Nga

Nga lên kế hoạch tịch thu tài sản của các công ty phương Tây

Dù cam kết ở lại Nga nhưng hôm 10/3, các cửa hàng của Uniqlo tại đất nước này đã tạm dừng hoạt động.

Lời tuyên bố đanh thép của Uniqlo

Trong khi các doanh nghiệp lớn lũ lượt rời bỏ Nga thì Fast Retailing -công ty mẹ của Uniqlo tuyên bố vẫn ở lại. Chủ tịch kiêm CEO Fast Retailing – Tatashi Yanai không đồng tình với chiến tranh, nhưng ông nói rằng: “Quần áo là vật dụng thiết yếu của cuộc sống. Người dân Nga có quyền được sống giống như chúng ta”.

Fast Retailing hiện điều hành 50 cửa hàng Uniqlo tại Nga. Tuyên bố của ông được đánh giá là đi ngược lại với một loạt thương hiệu lớn nhất thế giới. Đáng nói, ông cũng là một trong những doanh nhân đã công khai đặt câu hỏi về xu hướng gây áp lực khi buộc các công ty phải đưa ra lựa chọn chính trị.

Tuy nhiên, nhiều chỉ trích đã hướng tới tuyên bố của ông Yanai đã gặp nhiều chỉ trích. Trên mạng xã hội, một số người đã gắn hashtag #BoycottUNIQLO (Tẩy chay Uniqlo). Chưa hết, Sergiy Korsunsky – đại sứ Ukraine tại Nhật đã chỉ trích nhà bán lẻ này trên Twitter. Vị này còn tuyên bố “càng nhiều công ty rút khỏi Nga càng tốt”.

Thời điểm này, Hennes & Mauritz AB, Zara – các đối thủ bán lẻ của Uniqlo đã ngừng bán hàng tại Nga.

Quả thực, căng thẳng Nga – Ukraine đang tạo ra làn sóng di cư đối với các tập đoàn quốc tế. Không chỉ thời trang, các nhãn hàng lớn trên thế giới như Apple, Adidas, McDonald’s, Starbucks đều đã thông báo về việc tạm thời đóng cửa ở Nga.

Không chống nổi áp lực…

Chỉ 3 ngày sau, tức 10/3, Fast Retailing thông báo rằng, các cửa hàng Uniqlo tại Nga sẽ tạm ngừng hoạt động do quá nhiều khó khăn và áp lực.

Người phát ngôn của tập đoàn này cho hay, công ty đang tiến hành thu xếp để tạm ngừng hoạt động một cách sớm nhất có thể. Theo dự kiến, công ty sẽ đóng toàn bộ cửa hàng (kể cả online) trong thời gian 10 ngày tới.

Giải thích trong thông cáo của mình, nhà bán lẻ cho biết gần đây phải đối mặt với một số khó khăn, trong đó, thách thức trong vận hành cùng với việc xung đột ngày càng trở nên tồi tệ.

“Chúng tôi gần đây đã phải đối mặt với một số khó khăn, bao gồm thách thức trong vận hành và tình hình xung đột ngày càng tồi tệ hơn”, nhà bán lẻ này giải thích trong thông cáo.

Ngoài ra, Fast Retailing cho hay, doanh nghiệp này đang quyên góp quần áo cùng các mặt hàng khác cho những người Ukraine đi sơ tán. Không những vậy, doanh nghiệp này còn đang quyên góp số tiền 10 triệu USD cho cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc.

Năm 2010, Fast Retailing gia nhập thị trường Nga. Năm 2017, công ty đã thành lập liên doanh với Mitsubishi để mở rộng hơn nữa tại Nga.

Exit mobile version