Ví tiền điện tử là gì? Phân loại ví tiền điện tử và Top 5 các ví tiền điện tử tốt nhất

Ví tiền điện tử được sử dụng để lưu trữ các loại tiền điện tử (token và coin), có vai trò rất quan trọng khi giao dịch Crypto, giúp các bạn lưu trữ, gửi và nhận hay mua bán tài sản của mình. Vậy, ví tiền điện tử là gì? Có các loại ví tiền điện tử nào trên thị trường? Cùng ViMoney tìm hiểu các ví tiền điện tử tốt nhất trong bài viết dưới đây.

1. Ví tiền điện tử là gì?

Ví tiền điện tử (Cryptocurrency Wallet) là một phần mềm giúp lưu trữ, gửi, nhận và quản lý số dư các đồng tiền điện tử (coin hay token) bên trong. Hiểu đơn giản, ví tiền điện tử giống như tài khoản ngân hàng cá nhân, tuy nhiên có tính bảo mật cao hơn do cơ chế mã hóa thông tin, ẩn danh (không định danh người sở hữu ví) và loại tiền được lưu trữ là các loại tiền điện tử.

Đọc thêm: Tiền điện tử là gì? Sự khác biệt giữa tiền điện tử, tiền ảo, và tiền kỹ thuật số?

2. Các thành phần của Ví tiền điện tử

Khi tạo thành công một ví tiền điện tử, 3 đoạn mã sẽ được cung cấp, tương ứng: Address (Địa chỉ ví), Private Key (Khóa cá nhân) và Passphrase

2.1 Address – Địa chỉ ví

Address (còn gọi là Public Key hay Địa chỉ ví): Một chuỗi ngẫu nhiên các ký tự gồm chữ và số. Address chính là số tài khoản ngân hàng của bạn, khi nhận tiền điện tử, bạn cung cấp Address cho người gửi.

Địa chỉ định danh của bạn trên blockchain chính là Public Key, tương ứng với Address (Địa chỉ ví) của bạn.

Ví dụ về địa chỉ ví: 

Mỗi Blockchain thường sẽ cấu tạo khá địa chỉ ví khác nhau, có thể bắt đầu với 0x như Ethereum hay Binance Smartchain (EVM Compatible), hay là chuỗi ký tự ngẫu nhiên như BTC hay SOL.

2.2 Private Key – Khóa cá nhân

Private Key (hay còn gọi là khoá cá nhân): Một chuỗi ngẫu nhiên bao gồm các ký tự gồm số và chữ.

Nếu như Địa chỉ ví là số tài khoản ngân hàng, thì Private Key sẽ được xem là mật khẩu giao dịch để đăng nhập địa chỉ ví. Tuy nhiên, nếu như bạn có thể thay đổi mật khẩu ngân hàng thì bạn lại không thay đổi được Private Key.

Do vậy, khi tạo ví tiền điện tử trên bất cứ đâu, bạn đều được yêu cầu lưu trữ lại Private Key, vì vậy hãy thật cẩn trọng lưu trữ nó vì đây là cách duy nhất để bạn truy cập ví của mình.

Dù có cùng cấu trúc blockchain hay không, Private Key lại không hề có bất kỳ cấu trúc chung nào nào, bao gồm chuỗi các ký tự không tuân theo quy luật nào.

Ví dụ: 5Kb8kLf9zgWQnogidDA76MzPL6TsZZY36hWXMssSzNydYXYB9KF

Lưu ý quan trọng: 

Sự khác nhau giữa Public Key (Address) và Private Key

2.3 Passphrase

Passphrase bao gồm 12 hoặc 24 từ tiếng Anh ngẫu nhiên cũng là một dạng khóa cá nhân. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ chế giải mã ở các ví khác nhau, passphrase sẽ cho địa chỉ ví khác nhau. 

Do vậy, các bạn phải nhớ Passphrase của bạn được tạo ra từ ví nào. Bạn nên lưu trữ cả private key và Passpharse cẩn thận để tránh mọi trường hợp.

Một số ví đã được lập trình để có thể giải mã cả ví khác. Tuy nhiên thường các ví khác nhau sẽ không dễ để cập nhật được cơ chế hoạt động của ví khác.

3. Cơ chế hoạt động của ví tiền điện tử

Khi thiết lập địa chỉ ví trên blockchain, bạn sẽ nhận Address và Private Key. Như đã nhấn mạnh nhiều lần, bạn phải hết sức bảo mật Private Key để tránh người khác có thể thể truy cập lấy hết tiền trong ví của bạn.

Thông thường những người mới tham gia thị trường không ý thức hết được tầm quan trọng của việc bảo mật khóa cá nhân, dẫn đến dễ bị trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo, dẫn đến mất hết tiền trong ví.

Các bạn luôn phải nằm lòng ghi nhớ: Không để lộ Private Key hay Passphrase cho bất cứ ai, kể cả đó là admin của bất kỳ hội nhóm nào. Địa chỉ ví có thể cung cấp để nhờ hỗ trợ, còn admin tử tế sẽ không bao giờ đòi hỏi các bạn cung cấp Private Key hay Passphrase.

4. Các loại ví tiền điện tử

Theo mức độ kiểm soát tài sản, chúng ta có 2 loại ví: Ví tập trung và Ví phi tập trung

4.1 Centralized Wallet – Ví tập trung (Ví sàn)

Đây là loại ví được các sàn giao dịch điện tử tập trung (ví dụ Coinbase, Kucoin hay Binance…) tạo ra cho tất cả các coin/tocken hiện đang niêm yết trên sàn. Bạn chọn đúng loại tiền điện tử muốn nạp rồi copy Address (địa chỉ ví) và thưc hiện gửi tiền vào. 

Ví dụTrên sàn Binance, bạn chỉ cần vào Nạp rồi Chọn loại tiền, chọn Network và thực hiện lệnh. Bạn không cần lưu private key của ví này mà chỉ cần nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản sàn là được.

Ưu điểm: Chỉ phải tạo tài khoản sàn, sàn tự động tạo ví

Nhược điểm: 

Ví sàn Binance

4.2 Decentralized wallet (Ví phi tập trung)

a. Ví nóng: 

Ví nóng là gi? Ví nóng loại ví mà bạn có thể giao dịch bất cứ khi nào thông qua kết nối internet.

b. Ví lạnh: 

Ví lạnh là gì? Ví lạnh hay ở dạng giống như USB. Ví lạn hoạt động giống tài khoản ngân hàng, tự động nhận tiền khi được gửi vào mà không cần kết nối internet. Nhưng nếu muốn kiểm tra số dư bạn hay biến động ví ạn vẫn cần kết nối ví lạnh với internet (tương tự nternet banking)/

Ngoài mức độ kiểm soát tài sản, nếu phân loại theo số lượng nền tảng hỗ trợ, chúng ta có Ví đa chuỗi và Ví đơn chuỗi:

5. Top các ví tiền điện tử tốt nhất

5.1 Ví tiền điện tử dành cho người mới bắt đầu: Ví Coinbase

Mới IPO hồi tháng 4, Coinbase là ví giao dịch phổ biến nhất ở Mỹ, giao dịch phổ biến các loại tiền điện tử từ Bitcoin tới Dogecoin, có thẻ ghi nợ được Visa hỗ trợ, tích hợp Apple Pay và Google.

Đối với người mới tham gia thị trường tiền ảo, việc bắt đầu với ví này là lựa chọn tốt. Ứng dụng có trên Android và iOS, với giao diện dễ dùng, tích hợp với giao dịch, giúp người dùng dễ dàng giao dịch.

Khác với thẻ giao dịch thông thường, CoinBase là ví noncustodial (khi đăng ký tài khoản bạn được tạo mã khóa cá nhân với 12 từ và bạn là người duy nhất nắm giữ khóa cá nhân đó).

Lưu ý, số tiền của bạn lưu giữ trên trang giao dịch của Coinbase là lệ thuộc, còn trong ví Coinbase Wallet thì không. Nhưng việc chuyển tiền qua lại 2 ví này tương đỗi dễ dàng do đã được tích hợp.

5.2 Ví tiền điện tử có tính bảo mật cao nhất: Trezor Model T

Trezor ra đời năm 2011, thay thế cho SatoshiLabs (Séc). Giao diện người dùng mới của Trezor, Trezor Suit, vừa được ra mắt vào đầu tháng 8/2021.

Trezor Suite được thiết kế để chạy trên máy tính, an toàn hơn so với ứng dụng chạy trên web. Trezor hiện đang hỗ trợ hơn 1.600 loại tiền ảo khác nhau.

Model T là phần cứng lưu trữ đời thứ 2 của Trezor, có giá khoảng 190 USD, tích hợp nhiều tính năng giống ví lạnh Ledger. Điểm khác biệt lớn là phần mềm của Trezor là mã nguồn mở, người dùng có thể tự tăng cường bảo mật.

Có hình dáng thiết kế giống đồng hồ bấm giờ cổ, Model T có màn hình cảm ứng và dây USB để kết nối máy tính; có sẵn thẻ microSD để có thể bộ nhớ mã hóa ngoài cho ví. Thiết bị không hỗ trợ Bluetooth bởi kết nối Bluetooth có thể là một điểm yếu là dễ bị khai thác bởi hacker.

5.3 Cân bằng giữa truy cập và bảo mật: Ví Ledger Nano X

Nano X là ví lạnh đời hai tích hợp nền tảng Ledger Live sử dụng dễ dàng, hỗ trợ hơn 1.800 loại tiền tiền ảo khác nhau bao gồm. Ví cũng có cổng USB kết nối máy tính và cổng Bluetooth kết nối với thiết bị Android và iOS (tính năng Bluetooth không có trên Model T).

Nano X khá cứng cáp, có màn hình LED nhỏ. Đầu tiên, bạn sẽ cần cài 1 mã PIN, tiếp theo là một cụm seed phrase (tương tự mật khẩu ví) 24 từ (cụm từ hạt giống). Tất nhiên, bạn luôn nhớ phải bảo mật tuyệt đối mã PIN của ví.

Tháng 7/2020 Ledger cũng gây chú ý khi có một lỗ hổng bảo mật dẫn tới rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng, nhưng rất may là không ảnh hưởng tới tài sản của họ, chỉ có 1 số người dùng nhận được email đe dọa, lừa đảo sau đó. Tuy nhiên, đây cũng là lời cảnh báo cho người dùng.

Mặc dù vậy, Ledger vẫn là một trong những cái tên uy tín trong cộng đồng.

5.4 Ví tiền điện tử dành cho người dùng máy tính: Ví Exodus

Exodus là một chiếc ví nóng nhưng là ví non-custodial, với khóa cá nhân gồm 12 từ.

Exodus có thể chạy trên Mac, Windows và Linux, và hỗ trợ cho cả Android và iOS với giao diện thân thiện, bắt mắt.

Exodus hỗ trợ hơn 130 loại tiền ảo khác nhau. Tuy nhiên, trường hợp bạn muốn mua tiền ảo bằng USD và lưu vào Exodus, bạn cần thực hiện giao dịch trên sàn tập trung khác như Coinbase và chuyển về ví Exodus. Phiên bản ứng dụng cho phép khách hàng mua trực tiếp tiền ảo bằng USD.

5.5 Dành cho người dùng điện thoại: Mycelium

Mycelium ra đời ngay từ ngày đầu của tiền điện tử, và một trong những chiếc ví Bitcoin được biết đến nhiều nhất là ví Mycelium. Ví chỉ dành cho thiết bị di động (Androrid, iOs) và chưa có phiên bản cho máy tính.

Ví Mycelium có giao diện đơn giản nhưng chỉ hỗ trợ một số ít các loại tiền ảo ngoài Bitcoin, Ethereum, các đồng ERC-20 như Tether USD, Binance USD và USD Coin nhưng không phải những đồng mới phát triển những năm gần đây. Bitcoin có thể được mua bán trực tiếp trên app với các loại tiền tệ thông thường.

Mycelium là ví noncustodial, vì vậy bạn sẽ có toàn quyền truy cập mã PIN và private key. Đây cũng là ví nóng duy nhất có mã nguồn mở. Tuy điều này tăng cường bảo mật tốt hơn, nhưng cũng sẽ đi kèm với ít hỗ trợ hơn; có nghĩa khi bạn gặp vấn đề, bạn gửi đơn hỗ trợ tới email hỗ trợ trên Mycelium.

Mycelium hỗ trợ mã QR cho những người dùng quen thuộc hơn, cho phép họ cài đặt phí giao dịch và tích hợp với các ví lạnh của Trezor, Ledger hay KeepKey.

5.6 Một số loại ví khác:

Ví sàn Binance: Thuộc top các sàn phổ biến nhất hiện tại, hỗ trợ khá nhiều chuẩn phổ biến như ERC-20, TRC-20,… và cả BEP-20 (Binance Smart Chain) (không nhiều sàn hỗ trợ dù đã khá phổ biến).

Ví sàn FTX: Ra đời năm 2019, ngoài các chuẩn phổ thông như ERC-20, TRC-20, FTX còn hỗ trợ tốt nhất cho tất cả token của hệ sinh thái Solana với chuẩn SPL.

Ví sàn Kucoin: Ngoài các chuẩn phổ biến, Kucoin được đánh giá là sàn sớm nhất có hỗ trợ chuẩn token của Terra và Celo.

Ví Trust: Ví nóng ra đời khá sớm và khá phổ biến, tuy nhiên không hỗ trợ quá nhiều chuẩn token.

Ví Metamask: Metamask nổi tiếng với Extension trên trình duyệt, ví nóng có thể tích hợp với gần như tất cả dapp của Crypto. Khuyết điểm của Metamask là không lưu trữ được đa dạng các chuẩn.

Lời kết

Bài viết trên của ViMoney đã chia sẻ với bạn tổng quan về ví tiền điện tử và điểm qua một số loại ví điện tử tốt nhất. Bây giờ bạn có thể tự mình lựa chọn một ví crypto phù hợp nhất để dễ dàng lưu trữ, gửi/nhận và giao dịch tài sản crypto rồi.

Exit mobile version